Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng thiếu máu ở bà bầu

0

Cập nhật vào 11/09

Trong thời gian mang thai bà bầu cảm thất uể oải, mệt mỏi, chân tay rã rời, tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.. đó chính là một trong những biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Vậy bà bầu nên làm gì để cung cấp lượng máu cần thiết khi mang thai.

Trước khi lựa chọn phương pháp chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng thiếu máu khi mang thai của bà bầu nhé!

Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai

– Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé.

– Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

– Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc, hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thiếu máu.

– Bà bầu nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc bà bầu nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những bà bầu khác.

– Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra với bé, mẹ bầu tham khảo Dấu hiệu sảy thai và những điều cần biết để phòng tránh

– Nguy cơ thiếu máu cao hơn nếu mang đa thai.

– Thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

– Các bệnh lý mãn tính có liên quan đến máu cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Những nguyên nhân, biểu hiện thiếu máu trong thời kỳ mang thai của bà bầu
Những nguyên nhân, biểu hiện thiếu máu trong thời kỳ mang thai của bà bầu

Triệu chứng thiếu sắt khi mang thai bà bầu cần biết

– Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.

– Mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường.

– Cảm thấy khó chịu, dể bực tức. Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.

– Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

– Nhức đầu, xỉu. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu.

– Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác

– Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.

Loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe bà bầu

Sắt có nhiều trong bí ngô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

Thịt bò, thịt nạc chứa nhiều sắt cho bà bầu

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.

Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu. Bạn đọc tham khảo thêm: Chăm sóc sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối sao cho mẹ khỏe con khỏe

Trái cây chứa sắt tốt cho bà bầu

Mía: Được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất. Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe bà bầu
Loại thực phẩm giàu sắt tốt cho sức khỏe bà bầu

Nho: Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.

Chuối: Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả. Để có 1 lượng hoa quả và rau sạch mỗi ngày dành cho gia đình, bạn có thể tham khảo mô hình trồng rau thủy canh tại nhà của Lisado tại đây: https://www.lisado.vn/.

Các loại hạt: Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.

Quả chà là: Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam, là thực phẩm chứa nhiều sắt.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.