Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những kỹ thuật cần biết khi xây dựng nhà lưới trồng dưa

0

Cập nhật vào 09/01

Dưa lưới là một trong những loại quả cho giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu ra nước ngoài. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới được nhiều hộ gia đình áp dụng nhằm nâng cao năng suất trồng trọt.

Cùng Lisado.vn tìm hiểu về những kỹ thuật cần thiết khi xây dựng nhà trồng dưa lưới trong bài viết dưới đây:

1. Mô hình trồng dưa trong nhà lưới

Tại Việt Nam mô hình trồng dưa trong nhà lưới đang phát triển ở các tỉnh, thành như Tây Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… So với mô hình trồng dưa nhà kính thì trồng dưa trong nhà lưới tiết kiệm chi phí đầu tư hơn nhiều mà năng suất mang lại cũng tương đối lớn.

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới

Với mô hình này, người trồng sẽ cần tiến hành dựng khung nhà lưới, mái che nhà lưới, trụ đứng. Khung nhà lưới được làm từ bê tông hoặc kim loại để tạo độ vững chắc.

Khung mái che thiết kế 1 – 2 mái, thông thường nhà lưới 1 mái che được ưu tiên lựa chọn vì lắp đặt đơn giản và nhanh chóng hơn.

Dưa lưới có trọng lượng khá nặng nên trụ đứng được bố trí trong các luống dưa cũng cần đảm bảo chắc chắn để nâng đỡ được quả.

Lưới được sử dụng che phần mái và khung sườn được nhập khẩu từ nước ngoài. Lưới có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn không cho côn trùng xâm nhập gây hại cây trồng và trái dưa đồng thời giảm thiểu tối đa các tác động thời tiết: gió, mưa, bão, nắng… đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Hiện nay dưa lưới không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu thị trường nước ngoài. Với các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thì dưa lưới cần được trồng trong môi trường có điều kiện tốt như nhà lưới công nghệ cao hoặc nhà kính.

2. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới

Kỹ thuật trồng dưa trong nhà lưới không quá khác biệt so với việc trồng dưa lưới theo mô hình truyền thống. Sự khác biệt đến từ hệ thống nhà lưới bao bọc bên ngoài. Các bước để tiến hành trồng dưa trong nhà lưới là:

Chuẩn bị cây con

Muốn có cây dưa khỏe thì hạt giống gieo trồng cần tốt, các hạt giống thế hệ F1 sẽ có khả năng kháng bệnh, phát triển nhanh và cho năng suất cao.

Chuẩn bị cây dưa lưới con

Bạn nên tiến hành ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ 28 – 32 độ C trong 2 tiếng, tiếp đến ủ hạt trong khăn ấm mềm 4 – 6 tiếng.

Bạn chuẩn bị các khay ươm, mỗi lỗ sẽ cho giá thể bao gồm xơ dừa, tro trấu, phân chuồng vào lấp đầy với tỉ lệ nhất định.

Ở mỗi lỗ bạn cho 1 hạt giống, lấp giá thể lên trên, hàng ngày sử dụng bình xịt để cung cấp độ ẩm kích thích hạt giống nảy mầm nhanh hơn.

Đến khi cây giống lên 1 – 2 lá mầm thì bạn phun phân bón lá để cây phát triển nhanh hơn. Thời gian ươm cây kéo dài từ 10 –  15 ngày.

Trồng dưa

 Khi dưa lưới lên 2 – 3 lá thì bạn bắt đầu đem cây giống đi trồng. Bạn có thể trồng dưa theo luống hoặc trong các túi nilong. Thời điểm thích hợp để trồng nhất là buổi chiều muộn, thời tiết mát mẻ.

Mật độ trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn là 0.5 x 0.5m, mùa mưa trồng 2200 -2500 cây/1000m2, mùa khô trồng 2500 – 2700 cây/1000m2.

Khi trồng xong bạn sử dụng nước giếng, nước suối hoặc nước sông để tưới cây, không nên sử dụng nước phèn, nước mặn bởi sẽ ảnh hưởng đến sự sống của cây.

Chăm sóc cây dưa lưới

Bất cứ cây gì khi trồng bạn cũng cần trải qua giai đoạn chăm sóc cây mới đảm bảo năng suất cao. Trong thời gian cây phát triển, bạn chú ý bón thúc NPK theo từng giai đoạn để kích thích ra trái ngọt.

Dưa lưới cần được chăm sóc cẩn thận

Bên cạnh đó những loại phân như Ure, KNO3, MgSO4… cũng góp phần cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây dưa, giúp dưa nhanh lớn.

Đặc điểm của dưa lưới là ra rất nhiều nhánh, ngọn, bạn cần thường xuyên tiến hành ngắt ngọn, lá già, mỗi cây chỉ giữ lại 2- 3 quả để cây tập trung nuôi quả lớn.

Với phương pháp trồng dưa trong nhà lưới thì bạn cần thụ phấn thủ công, trường hợp diện tích trồng lớn thì bạn có thể thuê ong mật về thụ phấn.

Các bệnh thường xuyên gặp phải trên cây dưa lưới bao gồm: nấm, bọ trĩ, rệp, đốm sương mai… Bạn nên thường xuyên quan sát những thay đổi bất thường của vườn dưa để đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời. Sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ là giải pháp an toàn mang lại hiệu quả tương đối tốt.

Thu hoạch

Khi trái dưa xuất hiện các đường gân trắng nổi kín bề mặt vỏ, chuyển sang màu vàng nhạt, ở phần cuống có dấu hiệu nứt thì lúc này chứng tỏ dưa đã chín, cần tiến hành thu hoạch.

Sau khi thu hoạch, bạn cần xử lý trái dưa bằng dung dịch H2O2 nồng độ từ 10 – 50 ppm, chlorine nồng độ 100ppm để loại bỏ các vi khuẩn, nấm bám trên vỏ dưa, giúp dưa bảo quản được lâu hơn, khi ăn vẫn giữ được vị giòn, ngọt thanh cần thiết.

Thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà lưới

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết và cụ thể về cách trồng dưa trong nhà lưới. Các hộ nông dân có thể tham khảo, áp dụng mô hình này nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dưa lưới, thu về lợi nhuận cao hơn.

Tại Lisado, chúng tôi cung cấp những giải pháp phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của khách hàng để gia đình bạn có được nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe. Liên hệ với chúng tôi 0972 627 927 nếu bạn cần những tư vấn cụ thể nhất.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.