Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

0

Trẻ sơ sinh rất dễ bị tiêu chảy nếu bạn không biết cách chăm sóc. Đây là căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp dấu hiệu rõ nhất là đi ngoài nhiều hơn bình thường nên dễ gây mất nước thậm chí nguy hiểm tính mạng. Với 10 ghi nhớ quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau đây hi vọng sẽ giúp bố mẹ được nhiều điều.

1. Nắm rõ những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì việc theo dõi tình hình và hiểu rõ các dấu hiệu là việc cần thiết nhằm có những cách điều trị kịp thời cho trẻ. Những dấu hiệu cho thấy bé đang bị tiêu chảy như đi ngoài nhiều hơn bình thường, mất nước, biếng ăn, phân có mùi, lỏng,…

2. Bù nước kịp thời cho trẻ

Dù là trẻ sơ sinh hay người trưởng thành thì tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước. Thế nên điều cần thiết là phải bù nước kịp thời bằng những dung dịch phù hợp theo tư vấn của bác sĩ. Sử dụng hay cho bé uống như thế nào cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Có rất nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Có rất nhiều điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

3. Chế độ dinh dưỡng

Dù bước là cần thiết nhưng mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Dựa vào từng độ tuổi của bé mà mẹ sẽ đưa ra chế độ ăn uống phù hợp nhất. Nhưng có một điều mẹ nên lưu ý là thực tế không phải tiêu chảy là phải kiêng thịt, cá, đường sữa,…Như vậy có thể làm giảm sức chống đỡ của bé hơn. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Bởi vậy nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung kẽm, ăn đầy đủ 4 nhóm chất, chia nhỏ bữa ăn,…Mẹ thực hiện từ từ cho bé ăn từng ít một. Vì 1 – 2 ngày đầu trẻ thường có hiện tượng đầy hơi khó chịu không muốn ăn uống.

4. Biết lúc nào trẻ cần truyền dịch

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng sau khi uống dung dịch vẫn ăn và chơi được bình thường thì không cần phải truyền dịch. Nhưng nếu bé đi ngoài, không ăn uống được, luôn mệt mỏi, li bì, nôn nhiều và có hiện tượng mất nước thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

5. Tránh thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh

Nếu trẻ tiêu chảy vì virut thì bố mẹ cũng không nên cho bé uống kháng sinh. Bởi thuốc có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường tiêu hóa và khiến bệnh nặng hơn cùng các tác dụng phụ khác. Thuốc cầm tiêu chảy cũng không có hiệu quả trong trường hợp này. Thậm chí nguy hiểm hơn còn đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Tham khảo: Bài thuốc trị tiêu chảy cho trẻ không dùng kháng sinh

6. Phòng bệnh hiệu quả

Tiêm phòng là cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả ngay từ lúc nhỏ. Nên tập cho bé thói quen rửa sạch tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh….

Ngoài việc trị bệnh thì phải phòng bệnh hiệu quả
Ngoài việc trị bệnh thì phải phòng bệnh hiệu quả

7. Mẹ xem xét lại chế độ ăn uống của bản thân

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể đến từ chính người mẹ ăn uống không kiêng cữ hay không chú ý vệ sinh nên mẹ cần chú ý hơn.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh khi ăn uống thì mẹ còn phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và con.

8. Chú ý khi sử dụng sữa ngoài

Nếu cho bé uống thêm sữa ngoài thì mẹ cần chọn đúng loại sữa phù hợp với độ tuổi. Dùng nguồn nước sạch để pha sữa, nước đạt đến độ sôi cần thiết, rửa tay kỹ trước khi chăm sóc hay cho trẻ ăn.

9. Đưa trẻ đi gặp bác sĩ kịp thời

Nếu bạn chăm sóc tại nhà theo đúng hướng dẫn của bác sĩ mà tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng thêm thì cần đưa đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay. Thường thì bệnh nặng hơn với những triệu chứng như kéo dài trên 2 ngày, nôn ói nhiều không thể ăn uống được, phân có lẫn máu, sốt cao,…

10. Để trẻ ăn uống đầy đủ và nhiều bữa trong ngày

Khi bị tiêu chảy trẻ rất mệt và cơ thể suy kiệt nên ăn uống sẽ bù lại năng lượng và tăng cường sức đề kháng. Lúc này bạn nên chọn thức ăn lỏng, mềm nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng. Chia thành nhiều bữa nhỏ khoảng cách khoảng 2 giờ để trẻ dễ hấp thu hơn. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì nên tăng lượng sữa lên. Những đồ ăn như phô mai, váng sữa không nên cho trẻ ăn vì khó tiêu hóa càng khiến bệnh nặng thêm.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.