Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả nhất hiện nay?

0

Do đặc thù ẩm ướt, sùi mào gà vùng kín ở nữ phát triển âm thầm và nhanh chóng hơn so với nam giới. Một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến hiện nay là dùng thuốc bôi. Vậy thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả và cách sử dụng ra sao?

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả

Do đặc thù ẩm ướt, sùi mào gà vùng kín ở nữ phát triển âm thầm và nhanh chóng hơn so với nam giới

1. Dấu hiệu điển hình của sùi mào gà ở vùng kín của nữ

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 – 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà không có biểu hiện lâm sàng. Khi virus tấn công cơ thể và gây bệnh, sùi mào gà sẽ có các dấu hiệu điển hình sau:

Giai đoạn đầu

  • Các nốt sùi nhỏ, mọc đơn độc, có màu hồng nhạt hoặc trắng đục, sờ vào thấy mềm.
  • Các sang thương này có thể mọc ở âm hộ, thành âm đạo, môi lớn, môi bé của âm hộ. Bên cạnh đó, cũng có thể lan ra các vùng xung quanh như hậu môn, ống hậu môn.
  • Người bệnh chưa xuất hiện cảm giác ngứa ngáy hoặc khó chịu.

Giai đoạn sau

  • Các nốt sùi phát triển to hơn, mọc thành từng đám với hình dạng như súp lơ hoặc mào gà.
  • Bên trong các nốt sùi có chứa dịch mủ, mùi hôi khó chịu, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn ở cơ quan sinh dục.
  • Khi quan hệ tình dục hoặc vận động mạnh, các nốt sùi có thể vỡ, gây chảy máu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như vô sinh hiếm muộn, ung thư cổ tử cung.

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 – 9 tháng

2. Sùi mào gà có chữa khỏi được không?

Sùi mào gà có thể được chữa khỏi bằng các liệu pháp miễn dịch bôi tại chỗ kết hợp các phương pháp vật lý, hoá học loại bỏ nốt sùi. Sau khi nốt sùi được loại bỏ, HPV sẽ bị đào thải khỏi cơ thể từ 1 – 2 năm tuỳ thể trạng người bệnh và chủng HPV.  

Một trong những biện pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là đốt các sang thương bằng laser, đốt điện, đốt lạnh, tác động trực tiếp lên các nốt sùi ở da, niêm mạc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp loại bỏ các nốt sùi chứ không thể tiêu diệt được virus nên bệnh có thể tái phát trở lại. 

Vì thế, sau đốt, người bệnh cần theo dõi sát sao, nếu xuất hiện sang thương mới cần tiếp tục điều trị, đồng thời kết hợp bôi thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Thường thời gian theo dõi của bệnh là 8 tháng, sau 8 tháng không xuất hiện các nốt sùi mới thì về cơ bản bệnh lý đã được kiểm soát.

3. Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ phổ biến hiện nay

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ thường áp dụng với các đối tượng bệnh nhẹ, các nốt sùi nhỏ và mọc còn thưa. Ngoài ra, cũng được sử dụng sau cắt đốt để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ  thường áp dụng với các đối tượng bệnh nhẹ

Việc sử dụng thuốc bôi trị sùi mào gà cho nam và nữ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến, hiệu quả, được các bác sĩ và bệnh nhân đánh giá cao.

3.1. Larifan Ungo

Thuốc giúp kích thích sản xuất interferon đồng thời ly giải virus tại vị trí nốt sùi.

Liều dùng:

  • 3 – 4 lần/ngày.
  • Sau khi rửa vệ sinh sạch, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan Ungo 10g lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng

3.2. Kem imiquimod 5%

Thuốc giúp kích thích phân phối  interferon và các cytokin.

Liều dùng:

  • Bôi 3 lần/tuần. Bôi trong vòng 16 tuần.
  • Sau khi bôi khoảng 10 tiếng cần rửa lại bằng xà phòng.
  • Tác dụng phụ thường gặp: kích ứng, đau rát, loét da 

3.3. Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA) 80 – 90%

  • Chấm lên nốt sùi 1 lần/ngày. Có thể dùng vaseline để bôi vùng da lành xung quanh để tránh tổn thương.
  • Rửa lại với xà phòng sau 1 tiếng.
  • Ngưng khi nốt sùi chuyển sang màu trắng.

Chú ý, các thuốc imiquimod và Trichloroacetic (TCA) không dùng cho trường hợp sùi mào gà ở miệng.

4. Ngoài thuốc bôi, còn phương pháp điều trị nào không?

Trong điều trị sùi mào gà, ngoài bôi thuốc còn có các phương pháp khác là:

  • Đốt điện.
  • Đốt lạnh.
  • Đốt laser.

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Thông thường, với các trường hợp nốt sùi lớn, bác sĩ sẽ chỉ định đốt sùi để loại bỏ nốt sùi nhanh, sau đó kết hợp bôi thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc bôi sùi mào gà ở vùng kín nữ nào hiệu quả

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp

Ngoài vùng kín, sùi mào gà có thể xuất hiện tại một số vị trí khác như miệng, lưỡi, trán,… tùy vào vùng da nhiễm virus. Do đó, để được điều trị triệt để, khi có dấu hiệu mắc bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Comments are closed.