Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phân biệt bệnh trầm cảm nhẹ với căng thẳng, stress

0

Cập nhật vào 07/12

Trầm cảm với căng thẳng, stress hay gây nhầm lẫn cho nhiều người, để giúp mọi người phận biệt trầm cảm nhẹ  với căng thẳng hãy cùng xem thông tin bài viết sau.

Nào hãy cùng suckhoephunu.info tìm hiểu bài viết sau đây.

Thế nào Trầm cảm? Thế nào là stress?

Stress là  biểu hiện xuất hiện khi bạn đang cảm thấy đầu óc căng thẳng, rất dễ bị kích động, làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như cuộc sống của bạn. Đây là một phản ứng của cơ thể trước một sự kiện hay một tình huống gây áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý, khiến cho người bệnh có một cảm giác buồn và mất hứng thú với những hứng thú, sở thích trước kia trong một khoảng thời gian dài. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành xử và cũng có thể dẫn đến các vấn đề đa dạng về thể chất cũng như tinh thần. Khi phát hiện thấy có dấu hiệu của bệnh trầm cảm hãy đến ngay các phòng khám chuyên khoa tâm thần kinh có uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các dấu hiệu để phân biệt căng thẳng và trầm cảm

Rối loạn giấc ngủ: Người bị căng thẳng trải qua tình trạng hoàn toàn tỉnh táo hoặc ngủ quá nhiều như một cách trốn tránh các vấn đề gây căng thẳng sắp xảy ra.

Phân biệt bệnh trầm cảm nhẹ với căng thẳng, stress 1

khó ngủ đều là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm và căng thẳng

Đối với trầm cảm thì người bệnh có thể mắc các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ. Dù có ngủ trong nhiều giờ liền thì người có triệu chứng trầm cảm vẫn có cảm giác rất mệt mỏi, uể oải.

Cảm giác áp lực quá sức hay tuyệt vọng: Căng thẳng xảy ra trong trường hợp con người làm việc quá sức hay bản thân không đủ khả năng để giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Còn đối với trầm cảm, người bệnh luôn trong tình trạng cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng trước mọi tình huống.

Khó khăn trong việc giải quyết công việc: Căng thẳng có thể khiến bạn làm việc không hiệu quả hoặc làm việc tốt hơn, tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống. Ngược lại, người bị trầm cảm có xu hướng gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, không giữ được sự tập trung và làm việc không hiệu quả kể cả khi nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

Phân biệt bệnh trầm cảm nhẹ với căng thẳng, stress 2

căng thẳng, stress xảy ra khi làm việc quá sức

Dấu hiệu thể chất: Cả căng thẳng và trầm cảm đều là nguyên nhân dẫn đến các thay đổi như tăng cân, mệt mỏi, sốt và run chân tay… Tuy nhiên, với những người bị căng thẳng, các triệu chứng này có xu hướng giảm nhẹ khi những nguyên do dẫn đến tình trạng này dần dần được giải quyết. Đối với người bị trầm cảm thì trái ngược lại các triệu chứng này có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh càng trở nên bất lực và buồn chán.

Tâm trạng thay đổi: Những người đang trong tình trạng căng thẳng có thể cảm thấy lo lắng, hồi hộp, cáu kỉnh hay chán nản. Còn người bị trầm cảm thì giận dữ vô cớ. Những cảm xúc cực càng có tác động làm tăng cảm giác tội lỗi, bất lực của người bệnh.

Phân biệt bệnh trầm cảm nhẹ với căng thẳng, stress 3

Trầm cảm luôn bất lực với chính bản thân

Ý định tự tử: trong các tình huống dù có quá sức đến mức nào thì người bị căng thẳng cũng không có khuynh hướng tự tử. Người bị trầm cảm thì lại ngược lại, trong giai đoạn bệnh tiến triển ngày càng nặng thì luôn có ý nghĩ tiêu cực này.

Cách điều trị: Tình trạng căng thẳng có thể được khắc phục chỉ bằng cách thay đổi lối sống, nhưng người bị trầm cảm có thể phải điều trị, chăm sóc đặc biệt để trở lại trạng thái bình thường. Những thay đổi tâm lý và thể chất khi bị trầm cảm là do các thay đổi hóa học trong não bộ. Điều này khiến các triệu chứng trầm cảm xảy ra nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn so với căng thẳng, stress.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.