Cập nhật vào 10/08
Việc sử dụng nước giếng khoan mà không có biện pháp xử lý bổ sung có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực bởi đôi khi loại nước này không hề an toàn như chúng ta vẫn tưởng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.
1. Nước giếng khoan không còn sạch như bạn nghĩ
Thói quen sử dụng nước giếng khoan hiện vẫn khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Thông thường, mọi người vẫn khá tin rằng loại nước này sạch nên an toàn để dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà nước giếng khoan dần dần không còn tinh khiết, trong lành.
Về bản chất, nước giếng khoan chính là nước ngầm ở sâu trong lòng đất. Nguồn nước này trải các tầng địa chất nên được lọc sạch, không còn cặn bẩn mà lại còn giàu khoáng chất. Vì vậy nên chúng là có thể xem nó là một nguồn nước an toàn. Song điều này chỉ đúng khi điều kiện môi trường xung quanh mạch nước chưa bị ô nhiễm.
Ở thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng từ quá trình sản xuất phát triển kinh tế của con người mà môi trường đất, nước ở nhiều nơi dần dần bị nhiễm bẩn. Các thành phần độc hại đó sẽ ngấm vào lòng đất khiến nước ngầm có thể trở thành nước cứng, nước có pH thấp hoặc nước nhiễm hóa chất, kim loại nặng. Đây đều là những loại nước không được công nhận đủ điều kiện an toàn cho sử dụng sinh hoạt hàng ngày.
2. 3+ Giải pháp xử lý nước giếng khoan cho sinh hoạt và ăn uống
Mặc dù đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, song chúng ta vẫn có thể sử dụng nước giếng khoan nếu xử lý chúng bằng một số biện pháp hiệu quả. Cụ thể như:
Cách 1: Xây bể lọc nước giếng khoan
Bể lọc là biện pháp truyền thống vẫn đang được nhiều gia đình lựa chọn để làm sạch nước giếng. Bể lọc thường chứa các vật liệu như cát, sỏi, than hoạt tính,… giúp lọc tạp chất và khử độc tố, giúp nước nước trở nên sạch và an toàn hơn.
Ưu điểm:
- Chi phí xây bể lọc thấp.
- Có thể lọc tạp chất rắn kích thước lớn và kim loại nặng.
- Công suất lọc tương đối lớn
Nhược điểm:
- Cần nhiều không gian để xây bể.
- Bể không loại bỏ hết được các loại vi khuẩn, vi sinh vật và tạp chất kích thước siêu nhỏ, nước sau khi lọc dễ bị tái nhiễm khuẩn.
Cách 2: Sử dụng hóa chất
Một số loại hóa chất ít độc tính như vôi bột, phèn chua,… cũng có hiệu quả nhất định đối với việc làm sạch nước giếng. Các thành phần này có khả năng tạo kết tủa với kim loại tồn dư, giúp khử mùi và khử đục cho nước giếng.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp, thực hiện dễ.
- Hiệu quả loại bỏ kim loại nặng khá cao.
Nhược điểm:
- Không làm sạch được tạp chất, vi khuẩn, virus,…
- Nước xử lý bằng phương pháp này chỉ phù hợp dùng tắm gội.
Cách 3: Lắp hệ thống lọc tổng chuyên dụng
Hệ thống lọc tổng với các cột vật liệu lọc chuyên dụng như than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi, hạt nâng pH,… có thể xử lý triệt để các vấn đề của nước giếng khoan. Đây hiện đang được xem là giải pháp lọc tối ưu nhất mà các gia đình có thể cân nhắc.
Ưu điểm:
- Có thể loại bỏ tạp chất, kim loại nặng, ổn định pH cho nước
- Công suất lọc cao (trung bình 1000L/H).
Nhược điểm:
- Không loại bỏ được vi khuẩn, virus,…
- Chi phí lắp lọc tổng khá cao.
Sử dụng lọc tổng có thể ổn định đặc tính lý hóa của nước để nước trở nên an toàn, tuy nhiên nếu muốn có nước sạch dùng trực tiếp, các gia đình nên lắp thêm máy lọc chuyên dụng Mutosi. Với công nghệ lọc RO Slitec đạt chuẩn NSF/ANSI 58, máy lọc nước RO từ Mutosi có thể làm sạch làm sạch đa tạp chất, vi khuẩn, virus, ion kim loại, muối khoáng hòa tan dư thừa,…Từ đó, cung cấp nguồn nước tinh khiết đến 99.99% có thể dùng luôn không cần đun nấu cho mọi gia đình. Đừng quên lưu ý nguồn nước đầu vào phù hợp khi mua máy lọc nước giếng khoan cho gia đình.
Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến nước giếng khoan cũng như gợi ý về các giải pháp xử lý tối ưu nhất có thể áp dụng. Bạn đọc nếu còn thấy thắc mắc ở bất cứ vấn đề nào, xin vui lòng gọi ngay đến 1900 636 595 để được Mutosi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!