Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nhiệt miệng ở lưỡi – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

0

Cập nhật vào 10/05

Nhiệt miệng ở lưỡi không chỉ gây khó chịu, đau đớn, khó ăn uống mà còn ảnh hưởng đến khả năng nói. Làm sao để đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi nhanh chóng? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin chính xác về tình trạng này để dễ dàng phân biệt.

1. Nhiệt miệng ở lưỡi là như thế nào?

Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết lở có màu đỏ hay trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh luôn cảm thấy đau đớn khó chịu nhất là khi ăn uống, nói chuyện đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm có tính nóng hoặc thức ăn khô cứng.

Nhiệt miệng ở lưỡi là như thế nào?

2. Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở lưỡi

Một số nguyên nhân gây nhiệt miệng và khiến tình trạng này liên tục xuất hiện thường là:

  • Suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan khiến độc tố không được đào thải mà tích tụ ở vùng niêm mạc miệng, lưỡi lâu ngày chúng tạo thành các vết mọng nước rồi vỡ ra gây viêm loét.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, cơ thể nhiễm khuẩn khiến cơ chế sinh học trong miệng bị mất cân bằng. Sự xâm nhập của các vi khuẩn này đốt cháy niêm mạc miệng, lưỡi khiến lưỡi, miệng bị các vết loét hay còn gọi là nhiệt miệng.
  • Do vùng miệng mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm răng… để bảo vệ cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng từ đó hình thành các vết loét ở lưỡi.
  • Do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, không cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin B9, B12, vitamin C và một số khoáng chất như kẽm, sắt… dẫn đến nhiệt miệng.
  • Do thay đổi nội tiết tố, cơ thể mất cân bằng, thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian sinh nở…
  • Do yếu tố tâm lý, áp lực công việc khiến tinh thần thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng dẫn đến suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể gây ra các vết loét ở lưỡi.

Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở lưỡi

3. Những triệu chứng thường gặp khi bị nhiệt miệng ở lưỡi

Việc nắm được các biểu hiện cụ thể của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt tình trạng này với những căn bệnh khác đặc biệt là ung thư lưỡi. Cụ thể, khi mắc phải nhiệt miệng ở lưỡi, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

  • Lưỡi sưng nóng, bắt đầu xuất hiện các vết áp xe nông, có thể ở lưỡi hoặc các góc miệng hay dưới môi.
  • Các vết nhiệt miệng thường có hình oval nhỏ với đường viền đỏ xung quanh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu nhất là khi ăn uống, nói chuyện. Sau 1 – 2 tuần, các vết loét sẽ chuyển sang trắng, đỡ đau và khỏi hẳn.
  • Cảm giác nóng rát hoặc bỏng rát ở lưỡi
  • Khô miệng và khát nước liên tục
  • Vị giác suy giảm, ăn không ngon
  • Tê và ngứa ở lưỡi
  • Cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy và kéo dài trong cả ngày.

4. Nhiệt miệng ở lưỡi có phải ung thư lưỡi?

Theo các chuyên gia, nhiệt miệng ở lưỡi dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Tuy nhiên, nếu nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện bệnh thì có thể dễ dàng phân biệt được. Trong khi nhiệt miệng xuất hiện theo mùa, tự khỏi sau một thời gian thì ung thư lưỡi lại gây ra các vết loét lớn, không thể tự lành kèm theo cảm giác ngứa, đau thậm chí là chảy máu lưỡi. Ngoài ra, ung thư lưỡi thường xuất phát từ việc người bệnh lạm dụng rượu bia thuốc lá, do nhiễm virus hoặc có thể là biến chứng của bệnh viêm cận răng.

Nhiệt miệng ở lưỡi có phải ung thư lưỡi?

5. Bị nhiệt miệng ở lưỡi phải làm sao?

Như đã đề cập, nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Thế nhưng, thay vì chờ đợi các vết loét ở lưỡi biến mất, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục để cảm giác đau nhức khó chịu nhanh chóng biến mất bằng các biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà dưới đây:

  • Chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng, nước muối
  • Súc miệng với nước giấm táo
  • Sử dụng mật ong và nghệ
  • Ăn sữa chua mỗi ngày, tốt nhất là 1 – 2 hộp/ngày.
  • Sử dụng nước cốt dừa
  • ……

Bên cạnh những biện pháp đã đề cập, để loại bỏ vết loét do nhiệt miệng gây ra ở lưỡi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khác trong bài viết: 11 Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Bị nhiệt miệng ở lưỡi phải làm sao?

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề để vết nhiệt miệng lành nhanh hơn:

  • Hạn chế các thực phẩm không tốt: Các thực phẩm có tính axit, rượu, thực phẩm chứa cồn, thuốc lá, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa quế hoặc bạc hà
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng 2 lần/ngày, không nên đánh răng quá lâu sẽ gây chảy máu chân răng hoặc làm vùng khoang miệng đau rát.
  • Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.

Khi tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi mặc dù đã dùng hết cách, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.