Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Nhiệt miệng chảy máu chân răng và những điều bạn cần biết

0

Cập nhật vào 11/05

Nhiệt miệng làm chảy máu chân răng là căn bệnh phổ biến do vi khuẩn xâm nhập vào răng miệng và gây nên những bất lợi trong quá trình ăn uống và xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Tình trạng này chỉ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận và ổn định chế độ ăn uống là có thể tự khỏi.

1. Nhiệt miệng chảy máu chân răng là như thế nào?

Nhiệt miệng là bệnh do các vi khuẩn gây hại tấn công, chúng lợi dụng cơ hội chúng ta không chú ý tới răng miệng và chế độ ăn uống không hợp lí rồi tấn công niêm mạc miệng của chúng ta. Sau đó, các vết loét của bệnh xuất hiện gây khó khăn, bất lợi cho việc ăn uống của người bệnh.

Nhiệt miệng chảy máu chân răng là như thế nào?

Khi niêm mạc tổn thương, nhất là khu vực chân răng và lợi hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra. Ngoài ra, cũng có thể sẽ xảy ra trường hợp Bị nhiệt miệng và nổi hạch ở cổ. Bạn hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé.

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chảy máu chân răng

Tình trạng nhiệt miệng dẫn đến chảy máu chân răng là khi mô mềm quanh răng bị tổn thương, làm các mao mạch bị vỡ chảy máu. Dưới đây là một số nguyên nhân chính của nhiệt miệng gây chảy máu:

  • Các vi khuẩn gây nấm khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào khoang miệng và gây nên các bệnh về răng miệng.
  • Ăn đồ cay nóng, thức uống có gas
  • Sinh hoạt không điều độ, ngủ nghỉ không hợp lý
  • Viêm lợi: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Thông thường, lợi sẽ bị kích thích sưng đỏ, tấy
  • Viêm quanh răng: Bệnh viêm lợi nếu không kịp thời điều trị sẽ làm hỏng mô và xương nâng đỡ răng, khiến nướu bị tổn thương nặng, lợi kém săn chắc, tụt khỏi chân răng.
  • Nướu lợi thiếu dinh dưỡng: Theo nghiên cứu, vitamin C và K là 2 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng chảy máu chân răng. Thiếu 2 loại vitamin này, nướu lợi dễ bị tấn công gây sưng, mưng mủ, chảy máu.
  • Thay đổi nội tiết tố: Thời kỳ mang thai hoặc dậy thì có thể khiến nướu lợi nhạy cảm gây nên xuất huyết chân răng.

Ngoài ra, khi bạn bị nhiệt miệng mà bạn đánh răng bằng bàn chải cứng hoặc mạnh tay thì cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng bởi lúc đó niêm mạc chân răng khá yếu.

3. Biểu hiện khi bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Bị nhiệt nhiệt miệng chảy máu chân răng có biểu hiện là những vết lở loét trên miệng, môi nướu gây đau rát mỗi khi ăn uống và chân răng bị chảy máu. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện khác như:

  • Miệng bị đau và rát
  • Sốt một cách đột ngột
  • Đầu lưỡi đỏ loét
  • Lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi

Biểu hiện khi bị nhiệt miệng chảy máu chân răng

4. Bị nhiệt miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Thực tế, nhiệt miệng gây chảy máu chân răng không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Đa phần tình trạng này sẽ giảm nếu bạn vệ sinh răng miệng và dùng cách chữa nhiệt miệng đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp bệnh vẫn diễn biến tái phát, chảy máu đều thì bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, bởi đây có thể là cảnh báo của bệnh nguy hiểm. Như:

  • Tiểu đường: Đối tượng mắc bệnh này thường có hệ miễn dịch yếu kém, kháng thể suy giảm để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, virus dễ tấn công vào lợi nướu. Theo đó, lượng đường huyết cao thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa, các mao mạch tổn thương, giảm vận chuyển máu đến nướu.
  • Hạ tiểu cầu: Thường đối với người u bướu, tiểu cầu sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng chân răng, nướu chảy máu. Tiểu cầu được xem là thành phần quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới quá trình cầm máu của cơ thể.

5. Cách chữa trị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục điều trị nhiệt miệng xuất huyết chân răng. Nhiều người thường chọn mẹo dân gian được điều chế từ các thành phần tự nhiên bởi tính an toàn, độ lành tính và không gây tác dụng phụ.

  • Pha bột sắn dây với nước, uống đều đặn 2 lần/ngày
  • Uống nước rau má, rau ngô hàng ngày thay nước lọc, từ 1.5 – 2 lít/ngày
  • Bôi mật ong lên chỗ nhiệt miệng hàng ngày để giảm sưng tấy và chảy máu
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý bởi tính sát khuẩn cao sẽ làm dịu vết loét miệng và chống lại tình trạng viêm nhiễm.
  • Để giảm nhiệt miệng cần đặc biệt cần phải bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng như tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh. Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chua có thể gây đau đớn và trầm trọng các vết viêm loét như: chanh, ớt, hạt tiêu, bưởi…

Súc miệng nước muối để chữa trị nhiệt miệng chảy máu chân răng

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 11 cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả để cải thiện tình trạng này nhé.

6. Cách phòng ngừa nhiệt miệng chảy máu chân răng

Việc phòng ngừa bệnh cũng là yếu tố quan trọng để bệnh không tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến nướu lợi và đường răng miệng.

  • Tuân thủ thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để giữ gìn răng miệng sạch và không có bã thức ăn bám lại chân răng. Chú ý cách lựa chọn bàn chải, bàn chải mềm giúp ngăn kích ứng các mô mỏng quanh miệng.
  • Thường xuyên súc miệng hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn bám trong khoang miệng
  • Khám răng – hàm – mặt định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ khoang miệng. Thực phẩm có tính mát và nhiều vitamin giúp giảm kích ứng.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng, cách phòng và chữa trị tình trạng này hiệu quả.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.