Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân và cách chữa bệnh suy tuyến yên

0

Cập nhật vào 17/01

Tuyến yên là một tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể nên khi tuyến yên bị suy giảm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giảm chức năng tuyến giáp… Suy tuyến yên còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhất là những trường hợp suy cấp do có khối u lớn. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân và cách chữa bệnh suy tuyến yên.

Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh suy tuyến yên và cách chữa bệnh suy tuyến yên hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến yên

Suy tuyến yên có thể do các nguyên nhân xuất phát ở tại tuyến, do tổn thương vùng dưới đồi hoặc do bệnh lý toàn thân. Nguyên nhân chủ yếu thường gặp là u tuyến yên hoặc sau phẫu thuật hay xạ trị vùng tuyến yên. Ngoài ra để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: bệnh suy tuyến yên.

Do khối u ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi

Các khối u tuyến yên có thể gây ra tình trạng suy tuyến yên, khoảng 30% bệnh nhân có suy một hoặc nhiều hormone thuỳ trước.

Những khối u này thường không có nguồn gốc từ tuyến yên như u sọ hầu, u màng não, u tế bào thần kinh đệm,… Bên cạnh đó còn có một số u thứ phát di căn tới tuyến yên.

Do phẫu thuật vùng tuyến yên

Sau khi phẫu thuật tuyến yên có thể diễn ra biến chứng suy tuyến yên, tỉ lệ và mức độ của biến chứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước khối u trước mổ, mức độ xâm lấn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện phẫu thuật.

Do tia xạ

Nếu thực hiện tia xạ để điều trị ung thư vòm, điều trị các khối u tuyến yên và khối u cạnh tuyến yên, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy tuyến yên.

Các nguyên nhân khác

– Bệnh tự miễn: viêm tuyến yên thâm nhiễm lympho.

– Do chấn thương sọ não (sau tai nạn giao thông), xuất huyết dưới nhện.

– Dị dạng: hội chứng hố yên rỗng, thiểu sản tuyến yên.

– Nhiễm khuẩn: Apxe, viêm màng não, viêm não, lao.

Cách chữa bệnh suy tuyến yên hiệu quả

cách chữa bệnh suy tuyến yên 2

Việc điều trị bệnh suy yến được tiến hành dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh như phẫu thuật lấy u trong một số trường hợp là xạ trị khối u hoặc điều trị nội khoa u tiết Prolactin giúp phục hồi chức năng tuyến yên một phần hay hoàn toàn.

Nếu không thể chữa trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị cần điều trị nội khoa thay thế các hormone đích.

Điều trị suy thượng thận

Người bệnh có thể uống chế phẩm Corticoid như Hydrocortisone 10 – 25 mg/24 giờ (chia làm 2 lần) hoặc Prednisolone 5 – 7,5 mg/24 giờ. Nếu xuất hiện tình trạng stress cần tăng liều lượng Hydrocortisone lên 100–150 mg/24 giờ.

Ngoài việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn của bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi, đồng thời ăn mặn hơn bình thường.

Điều trị suy giáp

Bệnh nhân cần sử dụng hormone giáp sau khi đã điều trị thay thế hormone thượng thận. Uống thuốc hormone giáp trước khi ăn 30 phút, Không được sử dụng các loại thuốc chứa sắt, canxi, magie,…

Điều trị suy sinh dục thứ phát

Trong giai đoạn này, các điều trị lại có sự khác biệt giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ.

– Đối với bệnh nhân nữ

Người bệnh sử dụng thuốc tránh thai dạng uống Ethinyl Oestradiol hoặc Oestrogen dưới dạng dán da hay dạng gel ( để hạn chế nguy cơ huyết khối hơn). Nếu bệnh nhân không bị cắt tử cung thì sử dụng kết hợp thêm với Progesterone. Ngưng sử dụng thuốc khi người bệnh tới tuổi mãn kinh.

Bệnh nhân cần theo dõi chu kỳ vú, khám phụ khoa để tránh nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

– Đối với bệnh nhân nam

Người bệnh sử dụng Testosterone gel 25 – 50mg tiêm bắp sâu 2 – 4 tuần/ lần. Để hạn chế nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thì cần tiến hành các phương pháp như siêu âm, định lượng PSA, đồng thời bệnh nhân cần theo dõi huyết áp, xét nghiệm Hematocrit để theo dõi tình trạng tăng hồng cầu do thuốc.

>> Người bị bệnh rối loạn lo âu nên uống thuốc gì?

Được tổng hợp bởi suckhoephunu.info

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.