Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cần phải làm gì khi gặp người bị co giật sùi bọt mép?

0

Cập nhật vào 16/04

Cơn co giật, động kinh thường lặp đi lặp lại bất thường và đột ngột khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chỉ cần một vài thao tác xử lý đơn giản, chúng ta sẽ có thể sẽ giúp được người bệnh mau chóng vượt qua được cơn co giật này.

Khi bạn thấy người khác có dấu hiệu lên cơn co giật, hãy giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng và cần giúp họ vượt qua cơn co giật an toàn. Để biết cách giúp đỡ bệnh nhân động kinh lên cơn co giật, hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Cách nhận biết người bị co giật, sùi bọt mép

Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng co giật sùi bọt mép bất cứ lúc nào. Để có cách giúp đỡ những người bị co giật sùi bọt mép, trước tiên bạn cần biết biểu hiện để nhận biết như:

  • Người bệnh đang ngủ hay đang hoạt động bị co giật toàn thân hoặc một số bộ phận cơ thể, cứng gồng người hoặc chân tay, không tự chủ được.
  • Miệng sùi bọt mép/nước miếng.
  • Mắt trợn ngược, nhìn chằm chằm một chỗ, chuyển dần sang màu trắng không kiểm soát..
  • Xuất hiện mùi lạ, buồn nôn, ra nhiều mồ hôi.
  • Gặp phải ảo giác, mơ hồ, mất ý thức không kiểm soát được bản thân mình.
  • Da dần dần chuyển sang trạng thái tím tái.

Đa số các cơn co giật sùi bọt mép xảy ra ngay sau khi bệnh nhân đi vào giấc ngủ, trước khi thức dậy hoặc giữa những cơn mơ. Bệnh nhân bị động kinh thường có xu hướng bị giảm trí nhớ, hay quên, kém linh hoạt trong cuộc sống dẫn đến không hòa nhập với cộng đồng, tự ti và hay sợ hãi. Vì vậy khi bạn gặp những trường hợp như vậy, chúng ta nên xử lý thế nào?

Các bước sơ cứu ngay lập tức khi gặp người bị co giật sùi bọt mép

Bước 1: Thu gọn nhanh chóng bất cứ vật cứng nào ở xung quanh chỗ bênh nhân khi bị ngã xuống. Cần loại bỏ những vật sắc nhọn và có thể gây nguy hiểm xung quanh người bệnh. Nếu có thể, hãy cố gắng đặt người bệnh ở tư thế thoải mái trên sàn hoặc mặt phẳng để phòng bị ngã.

Bước 2: Bạn nới lỏng quần áo, đặt nghiêng người bệnh sang một bên, không để vật gì quấn chặt quanh cổ người bệnh vì có thể cản trở việc thở. Tư thế nhẹ nhàng nghiêng sang một bên giúp người bệnh dễ thở. Nếu người bệnh ngồi, cố gắng để đầu quay sang một bên để các chất dịch lỏng có thể chảy ra khỏi miệng.

Đừng cố gắng mở miệng người bệnh hoặc cho chất lỏng hay thuốc vào miệng cho tới khi qua cơn động kinh và người bệnh hoàn toàn tỉnh táo.

Bước 3: Điều quan trọng là bảo vệ người bệnh khỏi chấn thương khi bị co giật. Nhưng bạn cũng không nên giữ chặt, nếu giữ chặt có thể làm rách cơ của người bệnh hoặc thậm chí gãy xương. Khi co giật bắt đầu chậm lại, hãy để cho người bệnh hít thở bình thường.

Bước 4: Luôn kiểm tra thời gian trong khi cơ co giật diễn ra. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bước 5: Sau cơn co giật, động kinh qua đi. Bạn nên ngồi quỳ gối ở một bên người họ, đồng thời đặt cánh tay của họ theo một góc vuông ở bên cơ thể họ, như vậy phần khuỷu tay với bàn tay được hướng lên trên, điều này sẽ tạo tư thế thoải mái cho người bệnh.

Lưu ý: Ở lại với người bệnh đến cùng. Mặc dù phần lớn các cơn co giật đề diễn ra ngắn, một số cơn có thể kéo dài hơn và cũng có thể bắt đầu với các triệu chứng nhẹ nhưng dẫn tới mức mất ý thức. Do đó, hãy luôn ở bên người bệnh cho đến khi bạn chắc chắn cơn co giật đã qua hoặc bác sĩ đã tới.

Những lưu ý trước khi tiến hành sơ cứu

  • Không nên bối rối hoặc lo lắng quá mức bởi người bệnh động kinh không hề gây hại gì cho những người xung quanh. Đồng thời cơn co giật cũng sẽ tự hết sau đó ít phút.
  • Không nhét bất cứ vật gì vào miệng dù là uống nước khi chưa hoàn toàn tỉnh táo.
  • Không khống chế cử động hay kìm chặt bệnh nhân.
  • Không chích bóp máu đầu ngón tay vì nó có thể gây nhiễm trùng.

Cách chăm sóc người bệnh sau khi cơn co giật, động kinh tái phát

Chú ý trong việc chăm sóc bệnh nhân động kinh là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh. Để làm được điều này, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt bạn cũng cần lưu ý:

Bạn cần có thái độ thông cảm, tôn trọng và không miệt thị người bệnh: Vì ngoài cơn động kinh co giật, người bệnh vẫn là người bình thường, vẫn sống và làm việc như mọi người.

Cần quan tâm, thương yêu, động viên tinh thần người bệnh:Tạo điều kiện cho người bệnh bớt mặc cảm bệnh tật, tạo không khí thoải mái, vui chơi, giải trí để họ có thể phát huy việc học, lao động kiếm sống.

Nhắc nhở người bệnh dùng thuốc: Khi người bệnh đã được bác sĩ khám, chẩn đoán, cho dùng thuốc thì bạn cần nhắc nhở, động viên người bệnh dùng thuốc đúng giờ và tuân thủ theo lời bác sĩ. Nhớ bảo quản thuốc của người bệnh kỹ, vì uống nhầm sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm.

Không được tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc: Khi không có ý kiến của bác sĩ, người thân không nên tự ý cho người bệnh dùng thuốc. Vì có thể làm xuất hiện cơn động kinh liên tục rất nguy hiểm đến tính mạng. Báo cho bác sĩ biết ngay các triệu chứng bất thường khi đang dùng thuốc.

Cho người bệnh ăn uống chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học: Để tăng cường sức khỏe cho người bệnh, nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu đạm, sữa, các loại vitamin… Cùng rèn luyện nhiều bài tập hỗ trợ sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Động kinh có di truyền không.

Hy vọng với những thông tin về hướng dẫn làm gì khi gặp người bị co giật sùi bọt mép, sẽ giúp ích cho người đọc để hỗ trợ giúp người bệnh bị co giật cho người thân hiệu quả hơn, cũng như phòng tránh được biến chứng xấu nhất mà bệnh có thể gây ra.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.