Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

11 Cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh và hiệu quả nhất

0

Cập nhật vào 24/08

Ai đã từng bị nhiệt miệng chắc hẳn đều đã trải qua cảm giác khó chịu, đau đớn mà nó gây ra nhất là trong việc ăn uống. Nếu vết nhiệt miệng bị trong thời gian dài mà không khỏi thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Vậy với tình trạng nhẹ thì chữa nhiệt miệng bằng cách nào? Bạn có thể tham khảo 1 số cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây.

1. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mật ong

Với phương pháp này, bạn hãy thoa mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày. Bạn nên chọn mua loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt hiệu quả chữa lành vết thương tốt hơn.

2. Chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng nha đam

Các thành phần trong nha đam có tính sát khuẩn cao và gây tê, sát trùng, thanh nhiệt, tiêu sưng,…có thể nói chính là khắc tinh của vấn đề viêm sưng như nhiệt miệng.

Dùng nước nha đam

Sử dụng các loại nước thảo mộc có chiết xuất từ nha đam để súc miệng sẽ giúp cho các vết loét nhiệt miệng lành lại nhanh chóng. Cách này thường là lấy nha đam tươi xay hoặc ép thành nước, đun sôi với một số loại dược liệu như nghệ, uống 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Dùng nha đam trực tiếp

Có nhiều cách để sử dụng nha đam trực tiếp, nếu sử dụng để bôi, bạn làm như sau: Nha đam đem đi cắt bỏ vỏ, rửa sạch để chất nhờn màu vàng bị loại bỏ sạch sẽ. Sau đó, cắt nha đam thành lát mỏng đắp lên vết lở nhiệt miệng sẽ cho hiệu quả không ngờ.

Chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng nha đam

Nếu sử dụng để uống, mang lại hiệu quả lâu dài thì làm theo những cách sau:

  • Cách số 1: Gọt bỏ phần gai 2 bên lá và vỏ, nấu sôi, để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố. Xay thành nước, uống ngày 3 lần trước bữa ăn 15 phút, mỗi lần uống khoảng 1 muỗng canh.
  • Cách số 2: Bài thuốc này đơn giản hơn, chỉ cần sử dụng nha đam đã gọt vỏ, ăn sống. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 lá.
  • Cách số 3: Tách lấy ruột nha đam, đun sôi rồi để nguội, uống cả phần nước và phần ruột mỗi ngày 3 lần.
  • Cách số 4 :Chuẩn bị nha đam tươi và nghệ, lấy phần thịt nha đam trộn với nghệ, dùng sống hỗn hợp này trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ.

Dùng Gel nha đam

Nha đam cắt bỏ phần vỏ, ép phần thịt nha đam lấy gel bôi vào những chỗ nhiệt miệng sưng đỏ, vết lở loét dù to hay nhỏ cũng bôi vào. Bôi nhiều lần để tính kháng khuẩn trong gel thấm sâu vào và giúp giảm đau, đỡ sưng đau và nhanh se lại.

Dù bằng cách nào, bạn cũng cần kiên trì thực hiện. Thực hiện 2/3 lần mỗi ngày, sau 3/5 ngày hầu hết các triệu chứng nhiệt miệng sẽ biến mất, ai đã từng bị nhiệt miệng sẽ hiểu được cảm giác thoát khỏi chứng viêm nhiễm này sung sướng đến như thế nào.

Một vài lưu ý khi sử dụng nha đam để chữa nhiệt miệng

Nha đam thực sự là “thần dược”, tuy nhiên có một thành phần không sử dụng được là phần nhựa vàng. Phần này nếu sử dụng sẽ gây kích ứng da, các tá dụng phụ như đau dạ dày hay co thắt đường ruột.

Nên sử dụng các lá nha đam không màu và ít anthraquinone. Đã ghi nhận những trường hợp sau khi dụng nha đam không nguyên chất và có màu thì xảy ra các triệu chứng: tiêu chảy, chuột rút, chóng mặt,… sử dụng lâu thì có thể gây u tuyến ruột kết, thậm chí ung thư ruột.

Các mẹ bầu không nên dùng nha đam, sử dụng nha đam khi mang thai hoặc cho con bú có nguy cơ gây sảy thai, trẻ bị khiếm khuyết. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng là đối tượng hạn chế sử dụng. Không nên sử dụng chung nha đam với các loại thuốc nhuận tràng như digoxin, sử dụng nha đam điều độ, đúng liều lượng bởi cái gì nhiều quá cũng không tốt.

3. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng muối

Sử dụng nước muối loãng để súc miệng giúp trị nhiệt miệng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao, chống viêm hiệu quả, khiến vết loét ở miệng nhanh chóng lành lại.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng muối

Cách trị nhiệt miệng bằng muối rất đơn giản:

  • Lấy 1 thìa cafe muối pha vào 250ml nước ấm, khuấy đều.
  • Dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra, sau đó súc miệng lại với nước sạch.

Bạn chỉ nên pha nước muối với nồng độ thích hợp, bởi dùng nước muối quá mặn có thể làm tổn thương răng miệng, gây khô miệng, khô họng. Theo các chuyên gia, bạn nên súc miệng với nước muối ấm từ 4 – 5 lần/ngày để nước muối phát huy hiệu quả cao nhất. Súc miệng bằng nước muối ấm liên tục sau 1 – 2 ngày, vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại, bạn sẽ không cảm thấy bất cứ khó chịu nào khác.

4. Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Nếu áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng sau diếp cá hiệu quả sau 3 ngày bạn sẽ không cần phải chịu đựng thêm một ngày nào nữa. Và nếu áp dụng các vi khuẩn cũng bị loại bỏ ngăn nhiệt miệng quay trở lại.

Chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá

Có 3 cách chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá như sau:

Cách thứ nhất: Ép rau diếp cá

Chuẩn bị 100 gram rau diếp cá, không lấy lá già. Đem đi rửa sạch để ráo nước rồi giã nát hoặc xay lấy nước cốt bỏ bã để uống hàng ngày. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần và chỉ cần thực hiện liên tiếp trong 3 ngày sẽ khỏi.

Cách thứ hai: Sắc nước lá diếp cá

Dùng 2- 6 gram lá diếp cá sắc với nước, lọc bỏ lá chỉ lấy phấn nước uống dần trong nhiều ngày liên tục. Với cách này thì nên thực hiện nhiều ngày liên tục và thời gian có thể sẽ kéo dài lâu hơn 3 ngày như cách đầu tiên.

Cách thứ 3: Ăn sống

Lá diếp cá rửa sạch trộn chung với các loại rau thơm khác như húng quế, xà lách, giá, bạc hà,… dùng để ăn sống trong bữa cơm hàng ngày cũng là cách chữa và phòng nhiệt miệng rất tốt.

5. Chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Nhờ vào khả năng sát khuẩn làm sạch vết thương nên Baking Soda hoàn toàn có thể chữa được nhiệt miệng khá hiệu quả với thời gian nhanh chóng chỉ sau 1, 2 ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng baking soda

Chuẩn bị: Bột Baking Soda, một chút muối, và nước lọc.

Có thể với một số người đã nghe qua công dụng của Baking Soda nhưng không biết nên mua ở đâu. Hiệu thuốc tây hoặc những tiệm làm bánh đều có bán Baking Soda với giá hợp lý và chất lượng tốt, tránh mua ở những địa chỉ kém uy tín không đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn thực hiện và cách dùng:

Pha 1 thìa cà phê bột Baking Soda với 1 thìa cà phê muối ăn, cho thêm 100 ml nước lọc rồi trộn đều, bạn có thể dùng tăm bông chấm lên vết nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Hoặc khi mới bị nhiệt miệng có thể pha loãng hỗn hợp Baking Soda với muối ăn và nước. Dùng súc miệng ngày 4-6 lần sẽ khỏi nhiệt miệng sau 1 ngày sẽ hết. Trường hợp bị nặng hơn thì chỉ cần sử dụng trong vòng 2 ngày là nhiệt miệng sẽ biến mất.

Baking Soda có tính sát khuẩn chống viêm rất tốt nhưng các bạn không nên lạm dụng vì nếu dùng nhiều có thể sẽ gây đau rát nướu và răng nhiều hơn.

6. Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây tại nhà

Đây cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà bạn có thể thử.

Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây như sau:

  • Đổ 2 phần nước sôi, 1 phần nước ở nhiệt độ phòng vào ly.
  • Đổ bột sắn dây vào ly rồi khuấy đều. Bạn có thể điều chỉnh độ sệt của nước bằng cách gia giảm lượng bột sắn dây mình bỏ vào. Bạn bỏ càng nhiều bột thì nước càng sệt.

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây tại nhà

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây theo kinh nghiệm dân gian nên có thể không phù hợp với một số người. Bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây nếu thuộc những nhóm sau:

  • Người đang sử dụng thuốc trị tiểu đường.
  • Người đang uống methotrexate hoặc tamoxifen.
  • Bệnh nhân ung thư vú hay các loại ung thư nhạy cảm với nội tiết tố khác.

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây khá an toàn để thử tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần dùng bột sắn dây chừng mực và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nhé.

7. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Nếu đẩy lùi được vi khuẩn H.pylori và các bệnh viêm ruột, bạn cũng sẽ chữa được bệnh nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng sữa chua

Các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành. Bạn hãy ăn ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa cũng như chữa nhiệt miệng.

8. Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

Một nghiên cứu đã chỉ ra dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Loại dầu này có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau. Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành.

Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

9. Chữa trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Trong giấm táo có chứa acid axetic có tác dụng diệt khuẩn, giấm táo đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên đối với các vết nhiệt ở miệng. Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1/1 và dùng chúng để súc miệng mỗi ngày. Lưu ý bạn cần sử dụng loại giấm táo chất lượng cao để kết quả đạt được tốt nhất.

10. Chữa nhiệt miệng bằng cúc la mã

Cúc La Mã là phương thuốc tự nhiên giúp chữa lành vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol. Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút để giúp làm dịu vết thương. Nếu thích, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.

11. Chữa nhiệt miệng bằng nước oxy già

Pha chế một lượng ít dung dịch bao gồm oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1/1. Lấy tăm bông vô trùng thấm trực tiếp dung dịch trên vào vết nhiệt ở miệng. 1 tiếng sau khi thấm không nên ăn uống, thực hiện đều đặn hàng ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng nước oxy già

Ngoài ra bạn cũng có thể pha loãng oxy già với nước để sử dụng làm nước súc miệng. Thời gian súc trong khoảng 1 phút, sau đó súc lại bằng nước sạch.

12. Chế độ ăn uống để chữa nhiệt miệng hiệu quả

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước. Tăng cường sử dụng các loại nước ép rau củ tự nhiên, nhất là nước ép rau má, cà chua, củ cải trắng,… đều có tác dụng hiệu quả với bệnh nhiệt miệng.
  • Cẩn thận với các loại thực phẩm cay nóng, các loại đồ nướng hoặc đồ chua. Không quá lạm dụng các loại thực phẩm này để hạn chế các tổn thương vùng miệng gây loét miệng, đồng thời cũng là cách để bạn bảo vệ dạ dày, đại tràng.
  • Ăn chè từ các loại đậu như đậu đen, đậu xanh đều có công dụng thanh lọc cơ thể và giải độc rất hiệu quả.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, nên ăn các loại như cà chua, rau má, rau diếp cá, rau ngót, trứng lộn và các loại thịt mát như thịt vịt,…
  • Mỗi ngày bạn nên ăn một hũ sữa chua vì vi sinh vật có lợi trong sữa chua sẽ chữa lành các vết loét, đồng thời, vị thanh mát của sữa chua sẽ giúp giảm đau.
  • Bổ sung các loại vitamin B, C và sắt thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ.

Những nguyên liệu chữa nhiệt ở miệng đều dễ kiếm và dễ làm, do đó bạn nên tận dụng chúng để giảm bớt sự khó chịu cũng như đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.