Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi là do nguyên nhân gì?

0

Cập nhật vào 11/05

Nhiệt miệng mặc dù không nguy hiểm nhưng gây đau rát, khó chịu cho người bệnh, nhất là khi giao tiếp hoặc ăn uống. Nhiệt miệng thường chỉ sau vài ngày sẽ khỏi nếu bạn có cách chữa và vệ sinh hợp lý. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi bạn cần phải lưu ý một số vấn đề về bệnh lý.

1. Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?

Nhiệt miệng (loét áp-tơ) là vết loét nông ở vùng miệng, thường xuất hiện ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi, kích thước khoảng 1-2mm. Nhiệt miệng rất hay tái phát, các biểu hiện có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau, bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng. Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần gây ra cảm giác đau rát khi ăn uống, cản trở giao tiếp.

Nhiệt miệng thường kéo dài bao lâu?

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm hoặc có thể gặp tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau 7 – 10 ngày. Nếu nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần thì cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu đúng về tình trạng bệnh.

2. Các giai đoạn của tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn đầu

Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử

2.2. Giai đoạn ổ hoại tử

Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa.

2.3. Giai đoạn ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ  5 – 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

3. Nguyên nhân khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

3.1. Do hiểu sai nguyên nhân

Hầu hết mọi người đều nghĩ nhiệt miệng là do nóng trong người, vì vậy chỉ cần bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt, mát gan… sẽ cải thiện. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa rõ ràng, có nhiều nghiên cứu đã ghi nhận nguyên nhân nhiệt miệng có sự liên quan của các yếu tố như di truyền, lo âu, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, thai kỳ), thức ăn (chocolate, cà phê, hoặc nhiều gia vị). Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện sau chấn thương niêm mạc vùng miệng vài ngày do tự cắn trúng hay thực hiện thủ thuật-phẫu thuật nha khoa.

Do vậy nếu chỉ ăn uống “đồ mát” mà không tìm giải pháp điều trị đúng cách thì tình trạng đau rát do nhiệt miệng vẫn dai dẳng, khó lành thương sớm.

Nguyên nhân khiến nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

3.2. Chủ quan không điều trị kịp thời

Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp, lành tính nên mọi người xem nhẹ việc điều trị, sinh tâm lý chịu đựng, chấp nhận “sống chung” với vết loét đau đớn. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị nhiệt miệng, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có khả năng dẫn đến những biến chứng như vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

3.3. Do điều trị sai cách

Nhiều trường hợp nôn nóng muốn thoát khỏi các vết loét khó chịu nên đã dùng các thuốc trị nhiệt miệng nhưng lại chọn loại không an toàn như: sử dụng thuốc cam không rõ nguồn gốc dẫn đến ngộ độc chì, hoặc lạm dụng thuốc chống viêm chứa Corticoid (cả dạng uống và dạng bôi) không đúng liều lượng. Bên cạnh đó, việc tự ý sử dụng kháng sinh cũng là một câu chuyện phổ biến trong điều trị nhiệt miệng.

Ngoài ra, còn do 1 số nguyên nhân bên trong như:

  • Chức năng gan yếu: Khi chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ đào thải, tích tụ bên trong cơ thể (ở đây là niêm mạc miệng) gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng và hình thành nên các vết loét (hay còn gọi là nhiệt miệng).
  • Do hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch là lá chắn của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại. Khi hàng rào này bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh, trong đó có nhiệt miệng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Kẽm, sắt, vitamin B12, B9 là những chất rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Ở một số người thiếu hụt các chất này, ngoài biểu hiện cơ thể xanh xao, gầy yếu, da khô thì nhiệt miệng cũng là triệu chứng thường gặp và nó sẽ kéo dài.
  • Do các bệnh lý răng miệng khác: Viêm lợi, viêm quanh răng,… có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng kéo dài. Nguyên nhân là do nhiễm trùng lan rộng, làm cho các niêm mạc dần bị tổn thương, viêm loét lâu ngày sẽ hình thành các hoại tử.

4. Biến chứng khi bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

4.1. Nhiệt miệng lâu ngày gây ra tình trạng viêm cấp

Nhiều người khi bị bệnh ăn uống không kiêng đồ ăn có tính chất quá cay nóng ( ớt , tỏi, gừng…) hay có axit như chanh, không để ý đến lâu ngày các vết loét nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm dẫn đến bị nhiệt miệng mãn tính.

Nhiệt miệng lâu ngày gây ra tình trạng viêm cấp

4.2. Nhiễm trùng nặng dẫn đến áp xe miệng

Đúng như nhiều người đã nghĩ nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 8-12 ngày, nhưng ở một số người trị nhiệt miệng sai cách hay chủ quan trong quá trình điều trị, không những bệnh không khỏi mà nó còn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và áp xe toàn bộ khoang miệng lúc này các vết loét sưng viêm tấy sẽ lan ra ở lưỡi, má hàm. Người bệnh sẽ bị suy nhược toàn cơ thể kèm sốt cao, mạch nhanh môi khô lưỡi bẩn và kèm một số triệu chứng điển hình khác

Ngoài ra, khi miệng có các vết loét lâu ngày không khỏi đó có thể là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm khác chẳng hạn như ung thư lưỡi.Ung thư lưỡi tuy có thể chữa khỏi nhưng đa số các trường hợp khi phát hiện ra đều đã rơi vào giai đoạn cuối nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Mà trong đó, nguyên nhân hàng đầu khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ là bởi chúng ta nhầm lẫn với nhiệt miệng. Vì vậy, đừng chủ quan khi có các nốt nhiệt trong miệng, nhất là ở vùng lưỡi.

5. Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng nhiệt miệng, trước tiên bạn có thể thử áp dụng một số mẹo giảm nhiệt miệng hiệu quả tại nhà. Sau đây là một số gợi ý chúng tôi dành cho bạn:

Bôi keo ong ong

Keo ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tốt nên giúp cho các vết nhiệt miệng bớt sưng đỏ, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể thoa keo ong trực tiếp lên vết nhiệt miệng nhiều lần trong ngày để chữa lành vết thương.

Súc miệng với Baking soda

Bột Baking soda có khả năng cân bằng độ pH, giảm viêm và giúp vết loét mau lành hơn. Để giảm nhanh nhiệt miệng với Baking soda, bạn có thể hòa tan 5g bột baking soda vào 230ml nước, sau đó súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 30s, rồi nhổ ra. Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.

Súc miệng với Baking soda để cải thiện tình trạng nhiệt miệng lâu ngày không khỏi

Dùng oxy già

Nước oxy già (hydrogen peroxid), là loại thuốc sát khuẩn rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các quầy thuốc gần nhà. Nước oxy già có tác dụng sát khuẩn để làm sạch vết thương, vùng viêm loét, trên da hay trong niêm mạc miệng, giúp cho vùng tổn thương mau hồi phục hơn. Để giúp nhiệt miệng nhanh khỏi, bạn có thể lấy bông tăm thấm trực tiếp dung dịch oxy già loãng (1/2 nước và 1/2 oxy già) vào miệng vết loét. Sau đó 1 giờ không nên ăn uống gì, thực hiện hàng ngày để sát khuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: 11 Cách chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả để có phương pháp chữa phù hợp nhé.

Bên cạnh đó, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng là một giải pháp hữu hiệu trong điều trị nhiệt miệng:

  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; tránh các thực phẩm chiên rán, cay, nóng, bia rượu.
  • Nghỉ ngơi, sắp xếp lại công việc để giảm thiểu stress
  • Bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như sắt, acid folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…
  • Có thể súc miệng với nước muối ấm, loãng 2 lần một ngày nước súc miệng họng chuyên dụng để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Mặc dù đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn cần lưu ý hết sức nhẹ nhàng khi đánh răng trong thời gian có nhiệt miệng. Sử dụng kem đánh răng thảo dược với thành phần dịu nhẹ để bảo vệ niêm mạc miệng, họng.

Nếu như, áp dụng các biện pháp kể trên không có tác dụng sau 2 tuần, bạn cần tới phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện kiểm tra cụ thể. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm cần thiết để sàng lọc nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng, cơ địa của bạn. Tuyệt đối không để vết loét tồn tại lâu thêm. Bởi khi biến chứng xảy đến đột ngột, bạn sẽ không đủ kiến thức để xử lý trước những vấn đề nghiêm trọng và có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do đó, hãy đi khám và điều trị từ sớm để việc điều trị dễ dàng hơn, giảm tránh tối đa chi phí chữa bệnh.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.