Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không?

0

Cập nhật vào 07/12

Theo nghiên cứu bệnh bướu cổ thường xảy ra ở nhóm trẻ em trên 5 tuổi gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến thần kinh, suy giảm trí thông minh và dẫn đến đần độn.Vậy Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không?, hãy tìm hiểu bài viết sau đây.

Hãy cùng suckhoephunu.net tìm câu trả lời cho câu hỏi ” Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không? ” nhé.

Nguyên nhân của bệnh bướu cổ ở trẻ em

Bệnh bướu cổ là một căn bệnh thuộc tuyến giáp. Đối với người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ, bệnh bướu cổ do rất nhiều nguyên nhân như: chất dinh dưỡng thiếu hàm lượng muối i – ốt, do di truyền, do môi trường…Nhưng ở trẻ em, đáng báo động là trẻ em trên 5 tuổi dễ mắc bệnh nhiều nhất, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hàm lượng i -ốt trong thời gian dài.

Hiện nay, ở Việt Nam bệnh bướu cổ ở trẻ em xảy ra rất nhiều. Tỉ lệ cao thường xảy ra đối với trẻ em ở vùng sâu vùng xa trên núi, do điều kiện kinh tế và vật chất, và kiến thức của các bà mẹ nuôi dạy con thiếu thốn. Và đôi khi những trẻ em ở thành phố cũng thường xuyên gặp tình trạng này do các bậc phụ huynh có chế độ dinh dưỡng cho con thiếu i -ốt.

Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không? 1

Trẻ em bị bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt cao

Theo TS Phan Hướng Dương – Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ trẻ có biến chứng đần độn do bướu cổ không phải là quá cao. Tuy nhiên một khi trẻ đã có biến chứng chậm phát triển thì lại không thể hồi phục được.

Nguyên nhân cơ bản gây bướu cổ, theo TS Dương, là do tình trạng thiếu I ốt. Hàng ngày cơ thể cần từ 150 – 200mcg i ốt, nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu i ốt, nguồn nước, các loại động thực vật sống ở đó cũng thiếu i ốt. Hậu quả là cơ thể không nhận đủ lượng i ốt cần thiết.

TS Dương cho biết, theo điều tra, nhu cầu I ốt hiện nay chỉ đáp ứng được 25 – 30%. Đặc biệt, các con số điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết trung ương, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 10 tuổi là 9,8%.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị bướu cổ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi cơ thể trẻ thiếu i-ốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể để bù lại một phần thiếu i-ốt. Kích thước bướu cổ to sẽ chè ép đường thở, đường ăn uống… ảnh hưởng cho sức khỏe.

Ngoài bướu cổ, thiếu i-ốt gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác, gọi chúng là “các rối loạn do thiếu i-ốt”. Khi thiếu i-ốt nặng, trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn hoặc bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, lác mắt. Các hậu quả này sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cả cuộc đời đứa trẻ, hiện nay y học chưa chữa được.

Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không? 2

Trẻ em bị bệnh bướu cổ sẽ dẫn đến thiểu năng trí tuệ

Thiếu i-ốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân. Trẻ bị thiếu i-ốt không thể đạt kết quả tốt trong học tập.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của thiếu i-ốt là ảnh hưởng phát triển bào thai. Người mẹ thiếu i-ốt sẽ đẻ ra con kém trí tuệ. Trẻ thiếu i-ốt có thể bị bệnh thiểu trí, không có khả năng học hành, không có trí khôn. Cho nên, các bà mẹ cần chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ, nhất là với thức ăn và nước uống giàu lốt.

Phòng bệnh bướu cổ ở trẻ em bằng cách chống thiếu i-ốt

Fiday Nwaigwe, trưởng chương trình vì sự sống còn và phát triển của UNICEF Việt Nam, ủng hộ sự cần thiết phải bổ sung i – ốt trong các thực phẩm sử dụng hàng ngày ở Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển trí lực, sức khỏe cho trẻ em.

Bản hướng dẫn gần đây nhất của Tổ chức thế giới ( WHO) cũng khuyến khích sử dụng muối i- ốt trong bữa ăn hàng ngày và trong chế biến thực phẩm là giải pháp tăng cường hiệu quả kinh tế và đã được sử dụng trên 100 nước khác nhau trên thế giới.

Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt được xếp vào nhóm các vi chất dinh dưỡng. Một khẩu phần ăn cân bằng về dinh dưỡng: bú sữa mẹ, ăn nhiều rau xanh, dầu mỡ, chất đạm, đủ vitamin A, sắt, kẽm… là cần thiết cho chuyển hóa i-ốt.

Những thức ăn từ biển (cá, sò, rong biển) là nguồn dinh dưỡng giàu i-ốt. Ngoài ra, i-ốt còn có trong sữa, trứng và thịt của gia súc ăn thức ăn có đủ i-ốt.

Bổ sung i-ốt

Dùng muối (hoặc bột canh) i-ốt hằng ngày: Đây là phương pháp chính để bổ sung i-ốt vào cơ thể. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ làm giảm hàm lượng i-ốt trong muối, do đó cần giữ muối i-ốt ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nóng và đựng trong vật dụng có nắp đậy để i-ốt không bị bay hơi. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý bỏ muối i-ốt vào thức ăn sau khi nấu chín, nếu thức ăn cần ướp muối trước khi nấu thì chỉ bỏ một chút, sau khi nấu chín sẽ bổ số còn lại vào cho vừa đủ.

Bệnh bướu cổ ở trẻ em có nguy hiểm không? 3

Ngoài cung cấp chế độ dinh dưỡng giàu i-ốt thì dùng muối i-ốt là cách bổ sung tốt nhất

Dầu i-ốt: Với những vùng tỷ lệ bướu cổ cao trên 30%, trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ từ 15-45 tuổi là đối tượng ưu tiên được dùng dầu i-ốt. I-ốt được cung cấp qua đường tiêm, viên nhộng để uống và dầu phun, 6 tháng hay cho một năm một lần tùy theo liều.

Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.