Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bạn biết gì về chứng bệnh “buồn ngủ cả ngày”?

0

Cập nhật vào 07/12

Nếu bạn thường xuyên buồn ngủ trong một thời gian dài thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe mà không thể xem thường.

Nhiều người xuất hiện cảm giác buồn ngủ suốt cả ngày dù đêm hôm trước đã ngủ đủ giấc. Đó chỉ là một biểu hiện của chứng “ngủ rũ” hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh khá nguy hiểm. Đặc biệt có thể mắc phải căn bệnh rối loạn giấc ngủ. Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn giấc ngủ, các bạn có thể tham khảo thêm nguyên nhân rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, cần theo dõi các biểu hiện khác đi kèm với chứng buồn ngủ để xác định được đúng bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

  1. Buồn ngủ cả ngày là biểu hiện của chứng ngủ rũ

Nếu mắc chứng ngủ rũ mà dấu hiệu là hiện tượng buồn ngủ cả ngày, bạn có thể sẽ gặp thêm các triệu chứng sau:

  • Không thể chống lại được cơn buồn ngủ và có thể ngủ gục bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang nói chuyện, ăn uống, lái xe,..
  • Có thể xuất hiện chứng mất trương lực : đột ngột gục xuống, cơ hàm suy yếu, khuỵu gối
  • Khó ngủ vào ban đêm: khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn
  • Cảm giác không thể di chuyển hay nói khi chìm vào giấc ngủ hoặc lúc thức dậy ( thường kéo dài khoảng 1-2 phút)
  • Có thể gặp ảo giác, những giấc mơ sống động vào thời điểm bắt đầu ngủ hoặc khi gần tỉnh giấc.

Bạn biết gì về chứng bệnh “buồn ngủ cả ngày”? 1Nếu buồn ngủ do chứng ngủ rũ, có thể xuất hiện chứng mất trương lực cơ khiến người bệnh đột ngột khuỵu gối

  1. Buồn ngủ cả ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lí trong cơ thể

  • Cơ thể thiếu nước : Khi vào tình trạng thiếu nước, cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác chóng mặt và xuống tinh thần, vì vậy dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ
  • Thiếu sắt, hạ đường huyết: Quá trình vận chuyển oxi lên não bị hạn chế, não thiếu oxi sẽ dẫn đến cảm giác choáng váng, mệt mỏi và buồn ngủ
  • Bệnh về gan: Khi gan bị tổn thương sẽ không thể dự trữ vitamin, khoáng chất, sản xuất protein mới cho cơ thể, tạo ra năng lượng. Do đó những người bị bệnh về gan cũng dễ thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
  • Suy tuyến giáp: Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng trong điều hòa một số cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, thần kinh, tiêu hóa. Tuyến giáp suy giảm sẽ làm cơ thể cảm thấy uể oải và mệt mỏi.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến não thiếu oxi trong thời gian dài. Bệnh tiểu đường gây mệt mỏi,buồn ngủ và tác động tiêu cực về thể chất khiến người bệnh cảm thấy một khi đặt lưng xuống ngủ là không muốn dậy trong thời gian ngắn.

Bạn biết gì về chứng bệnh “buồn ngủ cả ngày”? 2

Buồn ngủ kèm theo cảm giác mệt mỏi có thể cảnh báo một số bệnh trong cơ thể

  1. Biện pháp làm giảm chứng buồn ngủ cả ngày

Chứng buồn ngủ cả ngày làm giảm sức tập trung của người bệnh trong công việc, học tập. Nghiêm trọng hơn, khi không thể chống lại cơn buồn ngủ khi đang đi trên đường sẽ rất dễ dẫn đến tai nạn.

Chứng buồn ngủ cả ngày dù xuất phát từ đâu hay là biểu hiện của bệnh gì thì đều có thể hạn chế hạn chế bằng chế độ sinh hoạt như sau:

  • Cân bằng đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều đường, hạn chế dầu mỡ
  • Ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng 1 ngày, không nên đi ngủ quá muộn, có giấc ngủ ngắn 20-30 phút mỗi trưa.
  • Có lối sống lành mạnh, tránh xa các chất gây nghiện, chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu,…
  • Tạo và giữ thói quen thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt là đi bộ buổi sáng
  • Trong khi làm việc, hãy thư giản khoảng 5 phút sau mỗi giờ bằng việc ra khỏi chỗ ngồi, trò chuyện với đồng ngiệp, nghe 1 bản nhạc,…

Chứng buồn ngủ cả ngày nhìn chung không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể nguy hiểm nếu kéo theo những biểu hiện của bệnh khác. Khi chứng buồn ngủ khá nghiêm trọng, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng  điều trị đúng, kịp thời.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.