Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bà bầu có ăn được cay không? Ăn thế nào để không hại?

0

Cập nhật vào 15/04

Bà bầu có ăn được cay không là thắc mắc phổ biến ở phụ nữ mới mang thai, nhất là các chị em vốn là tín đồ của các món ăn cay nóng. Đồ ăn cay ảnh hưởng như thế nào tới phụ nữ mang thai? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây!

1. Bà bầu có ăn được cay không?

Các món ăn có vị cay được rất nhiều người ưa chuộng, từ trẻ tới già, từ chị em phụ nữ tuổi xuân thì cho tới phụ nữ mang thai. Không ít chị em phụ nữ vốn rất thích ăn cay nên khi mang thai không thể kiềm chế được cơn thèm của mình. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng bà bầu cần kiêng ăn cay tuyệt đối vì gia vị cay nóng không tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu có ăn được cay không?

Bà bầu có ăn được cay không?

Bà bầu có ăn được cay không?

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các các loại gia vị cay như: ớt, gừng, tỏi, tiêu có khả năng kích thích vị giác rất tốt. Khi được tiêu thụ một cách điều độ, các món ăn cay nóng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe bà bầu:

Giúp tiêu hóa tốt hơn

Nhiều bà bầu bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu hóa kém. Để cải thiện tình trạng này, một chút đồ ăn cay sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Trong ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày.

Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp hệ tiêu hóa tăng tiết dịch vị giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn đồng thời tránh bị đầy hơi.

Tăng cường trao đổi chất cho cơ thể

Đây là tác dụng đầu tiên khi bà bầu ăn cay. Thực phẩm cay có chứa một hoạt chất tên là capsaicin. Chính hoạt chất này sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất của bạn bằng cách tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.

Tác dụng này sẽ giúp bà bầu tiêu hao được lượng năng lượng dư thừa đáng kể, hạn chế tích mỡ, hỗ trợ kiểm soát tốc độ tăng cân khi mang thai. Với người bình thường, ăn cay có khả năng cải thiện số đo vòng 2 hiệu quả.

Các mẹ có thể tham khảo thêm: Các loại hạt tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi để bổ sung nhé.

Phòng ngừa chứng cảm lạnh

Cảm lạnh là “kẻ thù” của bà bầu trong thai kỳ. Các loại ớt, sa tế cay có đầy đủ các vitamin A, vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí có thể giúp cơ thể chống lại các cơn cảm lạnh thông thường.

Do vậy, việc ăn cay sẽ làm tăng thân nhiệt cho cơ thể. Đây cũng là đặc tính kháng khuẩn đặc biệt, có thể giết chết bất kỳ vi trùng gây cảm lạnh “từ trong trứng nước”.

Để phòng ngừa nguy cơ cảm lạnh khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm. Chỉ cần một vài giọt dầu tràm xoa đều vào cổ, thái dương hoặc lòng bàn chân trước khi đi ngủ là mẹ bầu đã có thể phòng ngừa được khí lạnh và cảm thấy thoải mái, ngủ ngon hơn. Xem thêm một số loại tinh dầu tràm Huế 100% thiên nhiên để tham khảo các mẹ nhé..

Tăng khả năng phòng ngừa ung thư

Các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường Y thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã rút đưa kết luận, những người ăn cay hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư, bệnh tim mạch và hô hấp, so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần.

Các chất capsaicin có trong ớt cay có thể chống lại các cơn viêm, đau và vitamin C được xem là một là một chất chống nguy cơ ung thư trong tương lai.

Cải thiện ham muốn tình dục

Thực tế là chuyện chăn gối điều độ trong thời kỳ mang bầu rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Các chị em không cần phải kiêng cữ tuyệt đối chuyện này trong suốt thai kỳ.

Bên cạnh các tác dụng có lợi đến sức khỏe, capsaicin cũng được chứng minh là một chất có tác dụng làm cho quan hệ tình dục được tốt hơn. Bạn sẽ đạt được điều này khi dùng một lượng cay vừa đủ.

Đồ ăn cay có thể cải thiện ham muốn tình dục

Đồ ăn cay có thể cải thiện ham muốn tình dục

2. Tác hại khi bà bầu ăn cay quá nhiều

Tuy đồ cay mang lại khá nhiều giá trị sức khỏe đối với bà bầu và thai nhi, tuy nhiên chị em cũng cần nhớ chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số hậu quả:

Mẹ bầu ăn cay nhiều dễ bị táo bón

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn đồ cay nóng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Nếu chứng táo bón tiếp diễn trong thời gian mang thai quá lâu, mẹ sẽ có thể bị trĩ.

Mẹ bầu ăn cay nhiều sẽ bị ợ nóng

Ợ nóng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Thực phẩm cay có thể làm chứng ợ nóng bị nặng hơn vì chúng làm gia tăng sự sản xuất axit trong dạ dày, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Làm tình trạng nghén trầm trọng hơn

Hầu hết các mẹ bầu đều bị nghén trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi mạnh mẽ của hormone trong cơ thể. Ăn cay nhiều trong giai đoạn này sẽ làm cho tình trạng ốm nghén nặng nề hơn, thời gian nghén kéo dài gây mệt mỏi cho mẹ bầu.

Khi bị ốm nghén mẹ bầu sẽ cảm thấy không khí xung quanh ngột ngạt, khó chịu. Lúc này, mẹ bầu có thể cải thiện cảm giác khó chịu đó bằng cách xông phòng bằng tinh dầu tràm. Việc xông tinh dầu trong nhà hay trong phòng ngủ còn giúp tinh thần bạn thư thái, giảm stress và ngủ ngon hơn.

Các mẹ có thể tham khảo các loại dầu tràm cung đình Vỹ Dạ thiên nhiên để lựa chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp nhé..

Làm tăng nguy cơ đau túi mật, tuyến tụy, gây co mạch

Chất capsaicin có trong vị cay của ớt không hề tốt cho niêm mạc hầu họng, thực quản. Nó có thể gây hại cho những mẹ bầu có tiền sử bị viêm loét dạ dày. Vị cay còn gây co mạch, khởi phát các cơn đau ở túi mật, tuyến tụy…

Ăn cay nhiều khiến bà bầu gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa

Ăn cay nhiều khiến bà bầu gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa

Ăn cay nhiều khiến bà bầu bị nổi mụn

Bà bầu ăn cay nhiều có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể gây nám da, nổi mụn do lượng nhiệt tăng cao trong người cao thay đổi.

Bà bầu ăn cay không tốt cho thai nhi

Không chỉ tiềm ẩn những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, bà bầu ăn cay nhiều trong thai kỳ còn có thể làm hại tới thai nhi. Cụ thể:

  • Ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể khiến thai nhi chậm phát triển, tê liệt thần kinh
  • Ảnh hưởng xấu tới thị giác của thai nhi
  • Tăng nguy cơ sinh non

Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi

Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi

3. Ăn cay như thế nào không ảnh hưởng sức khỏe bà bầu

3.1. Bà bầu có thể ăn các món cay nào?

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn một số gia vị cay phù hợp như:

  • Mù tạt: Hương vị cay nồng của mù tạt hay các loại wasabi có thể kích thích vị giác bà bầu và vẫn đảm bảo an toàn khi ăn uống trong thai kỳ.
  • Sốt cà ri: Là dạng hỗn hợp của hành tây, tỏi, ớt và tất cả các loại gia vị phổ biến. Nước sốt cà ri được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm Ấn Độ và an toàn cho các bà bầu sử dụng.
  • Kim chi: Các món kim chi cay, dưa chua cay có thể thỏa mãn cơn thèm thực phẩm cay của bà bầu.
  • Hạt tiêu: Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo có thể giúp bà bầu giải cảm. Đặc tính chống khuẩn của hạt tiêu cũng giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ.
  • Ớt: Ngoài tiêu, ớt cũng là một trong những loại gia vị cay phổ biến. Bà bầu có thể thêm ớt vào các món ăn cần vị cay hoặc chén nước mắm ớt chấm rau củ quen thuộc.

Kim chi là một trong những món chua cay khoái khẩu của bà bầu

Kim chi là một trong những món chua cay khoái khẩu của bà bầu

3.2. Lưu ý khi ăn cay để không ảnh hưởng sức khỏe

Để việc ăn cay khi mang thai không gây ra những ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé. Mẹ cần tuân thủ những quy tắc sau khi chế biến thực phẩm:

  • Cần loại bỏ hết hạt ớt để giảm đi độ cay và phòng tránh táo bón khi mang thai
  • Thực hiện chế độ ăn uống hài hoà bằng cách bằng cách bổ sung thêm rau xanh, trái cây và nước lọc sau khi ăn cay
  • Cần sử dụng nồng độ cay và tần suất ăn cay vừa phải. Không ăn quá nhiều để tránh những biến chứng cho mẹ và bé

Khi tuân thủ các nguyên tắc này, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về việc ăn cay sao cho thỏa mãn được vị giác mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến bé yêu và bản thân.

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.