Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết đạt điểm cao môn Lý dành cho học sinh “mất gốc”

0

Cập nhật vào 15/01

Vật lý là môn học đòi hỏi tính toán và tư duy logic nhiều, đòi hỏi người học phải nắm chắc kiến thức thì mới đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi. Nếu bạn đang “mất gốc” môn học này thì hãy tham khảo bí quyết đạt điểm cao qua bài viết sau.

Vật lý là môn học được áp dụng rất nhiều ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Khi học đến một vấn đề nào đó các bạn hãy cố gắng liên hệ những điều tương tự, các sản phẩm tương quan trong cuộc sống và móc nối các hiện tượng lại với nhau. Đặt mục tiêu, quyết tâm học tập rõ ràng, rành thời gian tương ứng học Vật Lý mỗi ngày để thực hiện mục tiêu đó sẽ giúp bạn lấp đầy kiến thức bị trống. Bạn có thể tìm cho mình một gia sư môn Vật Lý tốt tại https://giasuviet.net.vn/Vật lý được áp dụng nhiều trong cuộc sống

Đối với phần lý thuyết

Nên tóm tắt logic theo từng chương, hiểu bản chất, sau đó áp dụng vào hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết của từng chương với các tình huống đa dạng, khai thác vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Học các công thức, định luật, định lý thật thuộc, đặc biệt phải nắm vững các định lý, tính chất có trong sách giáo khoa để vận dụng cho tốt. Vận dụng thật cơ bản những công thức, định lý đó vào các bài tập, những bài tập dễ tìm kiếm trong sách giáo khoa, sách bài tập cơ bản.

Biết hệ thống kiến thức đã học thông qua các sơ đồ tư duy, lập bảng so sánh, ghi chú các công thức hay mẹo tính nhanh… sẽ giúp các em nhớ sâu bài học, từ đó có thể giải quyết nhanh các dạng toán liên quan.

Đối với phần lý thuyết môn Vật Lý

Nhiều học sinh thường coi nhẹ việc học lí thuyết. Đây là một sai lầm vì thường lí thuyết chiếm đến 1/3 lượng câu hỏi trong đề thi và các câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết cho trong đề thường bám sát sách giáo khoa nên nếu chịu khó học lí thuyết thì 1/3 điểm của bài thi các em sẽ đạt được một cách chắc chắn.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều em học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức, các em có thể cải thiện tình trạng này bằng việc tham khảo bài viết: Phương pháp cải thiện trí nhớ, hiệu quả học tập trong mùa thi

Đối với phần bài tập

Trong quá trình ôn tập, với mỗi chương, các em cần phân loại các bài tập theo từng chủ đề, mỗi chủ đề lại phân theo từng dạng bài tập cụ thể, ban đầu có thể giải các dạng bài tập từ căn bản đến nâng cao đó dưới hình thức tự luận sau khi đã thành thạo kĩ năng giải cho mỗi dạng học sinh nên hệ thống các công thức giải nhanh, rèn luyện cho mình kĩ năng tính toán, bấm máy tính và tính nhẩm nhanh.

Sau đó áp dụng vào hệ thống bài tập ví dụ và vận dụng đa dạng, phong phú (đáp án chi tiết, kèm các chú ý cách phát triển bài toán và nhìn nhanh ra hình thức biến tướng của các dạng có thể ra trong đề thi).

Sau khi đã hoàn thành kiến thức của các chương, các bạn nên luyện giải các đề trắc nghiệm bằng các đề thi thử ở tất cả các nơi uy tín, giải lại đề thi của 3 năm gần nhất để luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm và có thêm kinh nghiệm “đọc” đề thi.

Đối với phần bài tập môn Vật Lý

Ngoài ra, khi gặp phải khó khăn với kiến thức cũ đã bị hổng bạn nên chủ động hỏi các thầy cô giáo,gia sư Lý, bạn bè, bậc phụ huynh để giúp đỡ hay tìm tới các sách tham khảo, các lớp học thêm, gia sư chất lượng cao để học và được giúp đỡ học tốt.

Trước ngày thi bạn cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để tất cả được suôn sẻ, bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: Cần chuẩn bị những gì trước ngày đi thi đại học môn Vật lý.

Những điều cần ghi nhớ khi làm bài thi Vật lý

Nguyên tắc 1: Đọc trước toàn bộ đề

Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; đánh dấu những câu chưa làm được. Các bạn không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì được chia đều. Gạch chân các từ khóa, tách ý từng câu trong đề và phán đoán xem dữ liệu này sẽ tính được gì, xử lý luôn những số liệu đơn giản.

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Nguyên tắc 2: Luôn giữ bình tĩnh

Khi đọc đề dài, hãy bình tĩnh chia nhỏ các dữ kiện, không được bối rối.

Có một vấn đề các bạn thường hay gặp đó là tâm lý hồi hộp, lo lắng trước kỳ thi. Nguyên nhân gây ra vấn đề này thường là do bạn không tự tin vào kiến thức, lo lắng đề thi không đúng những những gì mình học( thường gặp ở các bạn học tủ), hoặc do tâm lý đặt quá nhiều mục tiêu vào kỳ thi.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình làm bài của bạn, bị mắc kẹt lại ở 1 số câu rồi đâm ra lo lắng làm ảnh hưởng chung tới toàn bộ quá trình làm bài thi. Vì vậy, tốt nhất trước khi thi bất kì môn nào các bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, và không nên đặt mục tiêu quá cao để áp lực bản thân.

Nguyên tắc 3: Đánh ăn chắc

Làm câu nào, khoanh luôn câu đó vào “Phiếu trả lời trắc nghiệm”, không chờ cuối giờ mới khoanh 1 lượt

Nguyên tắc 4: Sắp xếp thời gian hợp lý

Sau đây là cách các bạn phân bổ thời gian hợp lý:

  • Lượt 1: Làm trong vòng 5 phút, thường là những câu lý thuyết, những câu định lượng đơn giản. Thường đề thi sẽ có khoảng 12 câu như này.
  • Lượt 2: Làm trong vòng 12 phút, bắt đầu sử dụng CASIO cho những câu tính toán đơn giản. Thường đề thi sẽ có khoảng 14 câu như này. Mỗi đại lượng Vật lý còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng khi con số tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy, phải xem kĩ đơn vị có trùng khớp không.
  • Lượt 3: Dành cho các câu khó hơn và cần tính toán qua 3-4 phép tính mới ra đáp số. Ở lượt này chỉ nên dành tối đa 2 phút cho mỗi câu, quá 2 phút không làm được nữa thì bỏ qua chuyển sang câu khác. Lượt này làm 10 câu mà bản thân có khả năng làm được trong 20 phút.
  • Lượt 4: Đây là thời gian còn lại cho các câu hỏi khó, tuy nhiên cũng chỉ nên dành tối đa 4 phút cho mỗi câu.

Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên thống kê các phương án đã trả lời sau đó tích tất cả những câu còn lại theo cùng 1 phương án có xác suất đúng cao nhất. Cách làm này sẽ giúp các em tăng được cơ hội có thêm điểm số.

Ngoài môn Vật Lý, Hóa học cũng là một môn học thi quan trọng đối với các học sinh thi các ngành khối A, B, nếu bạn bị mất gốc môn học này, tham khảo chia sẻ Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa dành cho học sinh “mất gốc”.

Trên đây là một số cách học, phương pháp học cơ bản chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn học sinh hổng môn Vật lý học tốt. Mong rằng các bạn hãy có những quyết tâm thật cao, những khát khao lấy lại mình và thể hiện mình trên con đường học tập.

Góc chia sẻ: Ung thư vú là một nỗi lo đối với phụ nữ. Một số thông tin hữu ích về bệnh ung thư vú sau chị em nên tham khảo:

4.2/5 - (30 bình chọn)
Share.

Comments are closed.