Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351[email protected]Zalo

Bí quyết đạt điểm cao môn Hóa dành cho học sinh “mất gốc”

0

Cập nhật vào 01/06

Nếu bạn “sợ” môn Hóa với những công thức phản ứng khó nhớ, những số liệu phức tạp… thì vẫn có thể vượt qua môn này với các bí quyết hay ho được suckhoephunu.info tổng hợp dưới đây.

Môn Hóa học gây ra khá nhiều khó khăn cho các bạn học sinh khi phải làm quen với môn học mới, công thức mới. Tầm quan trọng của môn học này đang dần được khẳng định, khi trở thành môn thi chính thức ở trường, hay một trong số các môn để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Thế nên dù chúng ta đang trong tình trạng bị “mất gốc” môn học này thì cũng không thể bỏ lơ nó được. Bạn có thể tìm kiếm cho mình một gia sư giỏi môn Hóa tại https://giasuviet.com.vn/

Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi bước vào một kỳ thi quan trọng với môn Hóa học là đừng quá lo lắng mà hãy thật tỉnh táo tìm cho mình những phương pháp tốt nhất để chinh phục lại môn học mà nhiều người cho là khó nhằn này nhé.

Hóa học - môn học khó nhằn với nhiều học sinh

Nắm chắc kiến thức cơ bản của môn…. Toán

Để học được Hóa học, bạn cần trang bị cho mình một lượng kiến thức toán học “đủ dùng”. Có một số công thức, phương trình của môn Hóa mà bạn cần phải học chắc môn Toán mới có thể giải quyết được. Nếu bạn không nhớ cách giải các phương trình bậc 2, hãy xem lại một số vấn đề môn đại số trước khi học Hóa.

Học thuộc bảng tuần hoàn

Học thuộc bảng tuần hoàn

Học thuộc bảng tuần hoàn là yếu tố cần thiết để giúp bạn thành công khi học hóa. Cũng như bạn sẽ phải vật lộn với toán học nếu bạn không biết sự khác biệt giữa các con số, bạn cần phải học thuộc bảng tuần hoàn để biết được sự khác biệt giữa các nguyên tố.

Học tất cả các khái niệm và học cách giải quyết vấn đề từng bước một

Học tất cả các khái niệm và học cách giải quyết vấn đề từng bước một

Điều này sẽ bắt đầu với việc học những khái niệm cơ bản của hệ thống đo lường, phương pháp khoa học, danh pháp hóa học và cấu trúc nguyên tử. Lý do nhiều học sinh cảm thấy môn hóa học thật khó khăn vì họ không hiểu được những khái niệm cơ bản trước khi cố gắng để học các môn nâng cao hơn.

Môn hóa học có rất nhiều các kiến thức lí thuyết, những khái niệm từ cơ bản đến phức tạp về môn học này được chia sẻ rộng rãi trên các trang website học tập và các bạn có thể học trực tiếp trên website đó hoặc tải tài liệu này về máy tính một cách hoàn toàn miễn phí để tiện cho việc học khi không có mạng. Bạn cũng có thể tìm mua các cuốn sách hướng dẫn hữu ích, hoặc mượn ở các thư viện.

Viết các khái niệm ra cuốn sổ của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn viết ra, bạn sẽ nhớ nhanh và lâu hơn.

Làm các thẻ ghi nhớ

Làm các thẻ ghi nhớ

Môn Hóa có rất nhiều khái niệm, công thức, phương trình phản ứng cần ghi nhớ. Khi bạn bắt tay vào học 1 khái niệm mới, hoặc 1 nguyên tố mới, đừng ngần ngại mà hãy viết chúng ra các thẻ flashcard cần ghi nhớ. Đây là một cách ghi nhớ rất nhanh và đơn giản, và còn rất tiện cho bạn khi muốn xem lại các thẻ ghi nhớ này một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Tìm hiểu các kỹ thuật ghi nhớ

Hãy thử suy nghĩ của mỗi phân tử là một biểu tượng khác nhau, chẳng hạn như một quả táo hoặc một quả bóng đá. Ví dụ bạn học về nguyên tố hoặc phản ứng này, hãy liên tưởng đến điều gần gũi nhất. Điều này nghe có vẻ phản trực giác, nhưng lại tạo một liên kết mạnh mẽ giữa các sự vật với kiến thức, bạn sẽ ghi nhớ dễ dàng và tự nhiên hơn.

Sử dụng mô hình 3D

Hãy thử sử dụng các dụng cụ trực quan của mình để tìm hiểu thật kỹ các văn bản. Có thể bạn sẽ được hướng dẫn đọc các những bản vẽ 2D của các phân tử có trong sách giáo khoa, nhưng hãy nhớ một điều rằng hóa học luôn tồn tại trong thế giới 3D. Hãy sử dụng một mô hình hoăc tự học theo cách mình tưởng tượng ra hình ảnh của các cấu trúc phân tử trong không gian 3D để có một cách tuyệt với vừa giúp hiểu rõ vấn đề vừa giúp ghi nhớ.

Bí quyết làm bài thi môn hóa :

Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình…).

– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán…

– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

Học tập là một quá trình liên tục và không ngừng nghỉ. Không ai mà không học hay lười học mà giỏi, mà thành tài được. Vì vậy, dù kiến thức có khó đến đâu cũng hãy kiên trì học theo đúng phương pháp, và đừng bao giờ nản chí với những khó khăn trước mắt. Hãy cứ coi rằng tất cả đó chỉ là đang thử thách bản thân mà thôi.

1/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.