Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trước khi mang thai cần tiêm phòng gì?

0

Cập nhật vào 11/12

Để giúp mẹ bầu được khỏe mạnh, thai nhi không bị dị tật, yếu ớt thì chị em nên có kế hoạch tiêm phòng trước khi mang thai. Tìm hiểu về những mũi tiêm cần thiết qua bài viết sau.

Tại sao cần phải tiêm phòng trước khi mang thai?

Tại sao cần phải tiêm phòng trước khi mang thai?
Tại sao cần phải tiêm phòng trước khi mang thai?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng trước khi mang thai là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ.

Nếu mẹ bị sởi trong thời gian thai kỳ thì nguy cơ cao thai nhi kém phát triển, thai lưu, dị dạng, sảy thai, sinh non. Còn khi mắc bệnh quai bị, virus có thể tác động xấu tới buồng trứng, khiến khả năng sinh sản của người phụ nữ bị ảnh hưởng. Nếu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi dễ có nguy cơ cao dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, thai lưu… và còn nhiều nguy hiểm từ các bệnh khác.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ nên đi tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, tránh những rủi ro xấu sau này.

Tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiêm các vacxin sau: Quai bị, sởi, rubella, Viêm gan A, B, Cúm, Thủy đậu, viêm màng não, uốn ván, viêm phổi do phế cầu… để tránh rủi ro cho thai kỳ.

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Vacxin cần được tiêm khi bạn dưới 26 tuổi và có chỉ định bác sĩ. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tiêm đủ 3 liều vacxin, trong đó liều thứ 2 cách liều 1 từ 1-2 tháng, liều 3 sau liều 1 khoảng 6 tháng. Do đó, nếu chuẩn bị mang thai thì bạn cần chủ động tiêm vacxin trước khi mang thai ít nhất 6 tháng.

Vacxin chủng Sởi – Quai bị – Rubella (MRR)

Bạn có thể chủ động phòng ngừa 3 bệnh là Sởi, quai bị, Rubella chỉ với 1 mũi vacxin 3 trong 1 MMR vô cùng hiệu quả. Vacxin có thể được tiêm phòng từ khi bạn còn nhỏ hoặc từng bị bệnh hồi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch. Tuy vậy, vẫn cần xét nghiệm lại để xác định có cần thiết phải tiêm không.

Rubella là căn bệnh nguy hiểm, khiến 90% trường hợp mẹ mang thai nhiễm phải trong 3 tháng đầu, gây dị tật bào thai, sảy thai, có thể ảnh hưởng và để lại di chứng cho trẻ khi chào đời với các dị tật bộ phận não, tim, mắt, tai…

Sởi cũng tương tự, nếu mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì khả năng cao trẻ bị dị dạng, có thể sinh non, thai chết lưu, sảy thai. Virus quai bị cũng gây viêm nhiễm buồng trứng, phá hủy tế nào trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của chị em, cũng gây sinh non, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh.

Vacxin thủy đậu

Nhiều chị em khi còn nhỏ đã được chích ngừa thủy đậu nhưng vẫn nên kiểm tra lại và tiêm thêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Nếu thai phụ mắc thủy đậu trong những tháng đầu thai kỳ sẽ dễ sinh con khuyết tật.

Vacxin viêm gan siêu vi B

Virus gây bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể nên khả năng mắc bệnh cao khi chị em có sự tiếp xúc với người bệnh. Loại vắc-xin này cần tiêm 3 mũi trong vòng 4 tháng. Do vậy, chị em cần cân nhắc để tiêm phòng trước khi mang thai sao cho phù hợp với lịch tiêm chủng.

Những chú ý về tiêm phòng trước khi mang thai

Một số mũi tiêm phòng có thể gây nên hiện tượng sốt nhẹ, sưng, đau ở vị trí tiêm nên các chị em đừng lo lắng quá. Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường. Hiện tượng sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau buốt vị trí bắp tay khi tiêm sẽ giảm sau vài ngày; hiện tượng giả cúm cũng sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

Để hạ sốt, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

  • Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng…
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin
  • Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ
  • Nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, chị em hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Khi gặp triệu chứng giả cúm như hắt hơi, chảy nước mũi sau khi tiêm vắc xin phòng cúm có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, dễ thở hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách tính ngày rụng trứng dễ mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Tại Hà Nội, các chị em có thể đến các địa chỉ dưới đây để tiêm phòng trước khi mang thai:

  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.
  • Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.
  • Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.
  • Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).
  • Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

Tại TPHCM, các chị em có thể đến các địa chỉ dưới đây để tiêm phòng trước khi mang thai:

  • Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835
  • Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829
  • Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. ĐT (08) 3844 2756

Đối với các chị em ở những khu vực khác thì nên tìm hiểu thêm thông tin ở các địa chỉ uy tín hoặc qua người quen giới thiệu.

Quên tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Với các vacxin phòng ngừa bệnh quan trọng, khi mẹ bầu không kịp tiêm trước mang thai thì có thể chủ động tiêm các loại vacxin khác cho phép, vacxin bất hoạt như vacxin cúm, viêm gan B… Ngoài ra, vacxin phòng uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh nếu không tiêm có thể khiến trẻ tử vong với tỉ lệ 95% nhiễm bệnh. Do đó, bà mẹ mang thai lần đầu chưa được tiêm phòng vacxin trong 5 năm gần nhất thì cần tiêm 2 mũi phòng bệnh, 1 mũi trong 3 tháng giữa thai kỳ, 1 mũi sau đó tối thiểu 1 tháng, trước ngày sinh tối thiểu 1 tháng.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đến cho các chị em đang có kế hoạch sinh con có những thông tin hữu ích nhất để bảo vệ bản thân và em bé nhé!

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.