Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu cần biết

0

Cập nhật vào 16/01

Xét nghiệm khi mang thai là điều cần thiết để kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường xảy ra có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé. Sau đây là 10 xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ rõ khi mang thai.

1. Tại sao cần xét nghiệm khi mang thai?

Xét nghiệm khi mang thai là một biện pháp cần thiết và quan trọng trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày mang thai của mẹ. Các xét nghiệm như: đo độ mờ vai gáy, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… sẽ giúp các bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, từ đó phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường hay những biến chứng có thể xảy ra.

Một số bệnh mà bé có thể gặp nếu không được phát hiện nhờ xét nghiệm như: hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, dị tật não….

Còn đối với mẹ, việc xét nghiệm có thể giúp các bác sĩ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và dự phòng trường hợp sinh non gây nguy hiểm cho mẹ hay trường hợp thai có kích thước lớn gây khó khăn khi sinh…

2. 10 xét nghiệm mẹ cần làm khi mang thai

Xét nghiệm đường huyết

Xét nghiệm này tương đối nhanh và đơn giản nên trong mỗi lần khám thai, sản phụ nên làm xét nghiệm đường huyết. Lưu ý là không nên lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối để tránh kết quả dương tính với albumin. Tốt nhất nên lấy nước tiểu giữa quãng, nếu kết quả xuất hiện albumin thì rất có khả năng mẹ bầu đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tiểu đường.

Khi mẹ mắc phải các bệnh này thì nguy cơ thai nhi bị dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai có kích thước lớn gây khó khăn khi sinh, suy hô hấp hay viêm phế quản.

Xét nghiệm nhóm máu

Phụ nữ khi mang thai hoặc khi sinh nở rất khó lường hết những tình huống xảy ra, để hạn chế những rủi ro và phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị.

Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB. Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+.

Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

Xét nghiệm CVS – tuần thứ 10 của thai kỳ

Xét nghiệm chọc hút gai nhau (VCS) là phương pháp lấy mẫu lông nhung màng đệm để phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể. CVS được thực hiện trong khoảng tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ, có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi trước khi chọc ối.

Xét nghiệm này thường được đề nghị cho thai phụ trên 35 tuổi và gia đình có tiền sử mắc các bệnh về gen hoặc đã từng sinh con không bình thường.

Siêu âm 3-4 chiều

Siêu âm 3 – 4 chiều với hình ảnh siêu âm rõ nét và được thực hiện theo đúng lịch trình hướng dẫn sẽ giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có, từ đó kịp thời đưa ra những cách xử lý phù hợp. Thai phụ cần được siêu âm ít nhất là 3 lần và vào 3 thời điểm sau:

  • Thai nhi 12 tuần tuổi: đo độ mờ da gáy, tính phần trăm bé mắc phải hội chứng Down.
  • Thai nhi 22 tuần tuổi: Biết được hình dạng, kích thước thai nhi, nước ối, cấu trúc cơ thể. Nếu thai có dị tật nặng phải có thể cho sản phụ sinh non.
  • Thai nhi 32 tuần: đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. So với siêu âm đen trắng, siêu âm màu sẽ thể hiện những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch rõ ràng bằng màu sắc. Theo quy ước khi dòng máu hướng về đầu dò siêu âm sẽ có màu đỏ, ngược lại dòng máu rời xa đầu dò siêu âm sẽ hiển thị màu xanh.

Đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy của thai nhi
Đo độ mờ da gáy của thai nhi

Vào tuần thứ 11 – 14 sau khi mang thai tức quý 1 của thai kỳ, mẹ nên được đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ cũng như xét nghiệm Double test để xác định tỷ lệ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Nếu kết quả tính toán độ mờ da da gáy < 3mm thì nguy cơ mắc Down rất thấp, mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu độ mờ da gáy từ 3.5 – 4.4 mm thì tỉ lệ nhiễm sắc thể là 21.1% và ≥ 6.5 mm thì tỉ lệ nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.

Độ mờ da gáy (Nuchal translucency, viết tắt là NT) là phương pháp siêu âm thai để kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chẩn đoán sớm nhất nguy cơ mắc phải hội chứng Down. Đồng thời bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả đó để xem sản phụ có cần xét nghiệm chọc dò ối hay lấy mẫu nhung màng đệm ở tuần 16 – 17 của thai kỳ hay không.

Xét nghiệm Triple test

Triple test là xét nghiệm nhằm biết được thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hay không. Thông thường từ tuần thứ 15 – 20 thai kỳ, mẹ nên được tiến hành lấy máu để xét nghiệm Triple test và chỉ sau vài ngày thai phụ đã nhận được kết quả.

Xét nghiệm chọc dò nước ối – tuần thứ 16 của thai kỳ

Xét nghiệm chọc dò nước ối
Xét nghiệm chọc dò nước ối

Chọc ối là thử nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất của hầu hết thai phụ, bởi nước ối chứa các tế bào từ da của em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp sử dụng để chẩn đoán giới tính thai nhi, tầm soát Down và một số khuyết tật ống thần kinh… Chọc ối thường được thực hiện khoảng giữa tuần thứ 16 đến 20.

Phụ nữ trên 35 tuổi được khuyến nghị tiến hành chọc ối vì bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ. Những người có tiền sử sinh con khuyết tật hoặc gia đình có người bị dị tật bẩm sinh cũng nên làm xét nghiệm chọc ối.

Xét nghiệm sàng lọc AFP – tuần thứ 20 của thai kỳ

Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ. Nó là một chất của thai nhi và được tìm thấy trong nước ối, máu thai nhi và máu của người mẹ. Mức độ bất thường của AFP có thể chỉ ra một khiếm khuyết về ống thần kinh, hội chứng Down, thiếu ối ở mẹ hay chỉ ra các biến chứng sau này như tăng nguy cơ thai chết lưu.

Xét nghiệm AFP giúp bác sĩ sản khoa quan sát chặt chẽ hơn quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi để đưa ra những chỉ dẫn tốt nhất cho thai phụ.

Xét nghiệm kiểm tra glucose – tuần thứ 28 của thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Những thai phụ có lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Nếu kết quả cho mức độ đường cao, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận.

Thai nhi có thể bị quá cân, sinh non, dị tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu khi người mẹ mắc tiểu đường không kiểm soát. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin từ lượng đường dư trong máu của mẹ, các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thường ở vai hoặc người bé. Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày sau khi sinh.

Xét nghiệm kiểm tra Strep nhóm B – tuần thứ 35 của thai kỳ

Liên cầu nhóm B (GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của một phụ nữ mang thai. Kiểm tra này được thực hiện giữa tuần 35 và lần thứ 37 của thai kỳ.

Học viện Nhi khoa Mỹ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ có yếu tố nguy cơ trước khi được sàng lọc GBS (ví dụ, phụ nữ sinh non đã bắt đầu trước 37 tuần tuổi thai) cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV để giảm thiểu nguy cơ thai nhi bị nhiễm liên cầu khuẩn.

3. Lịch xét nghiệm, khám thai cụ thể cho bà bầu

Lần 1 – Tuần thứ 5

  • Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 2 – Tuần thứ 8

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 3 – Tuần thứ 12

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

Lần 4 – Tuần thứ 16

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt và magie B6
  • Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

Lần 5 – Tuần thứ 20

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 6 – Tuần thứ 22

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

Lần 7 – Tuần thứ 26

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

Lần 8 – Tuần thứ 30

  • Xét nghiệm máu, thử tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt
  • Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

Lần 9 – Tuần thứ 32

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử tiểu
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 10 – Tuần thứ 34

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 11 – Tuần thứ 36

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 12 – Tuần thứ 38

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 13 – Tuần thứ 39

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Lần 14 – Tuần thứ 40

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

4. Gợi ý một số địa chỉ khám, xét nghiệm uy tín cho mẹ bầu

Tại Hà Nội

Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024-3825-2161

Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024-3834-3181

Phòng khám bác sĩ Nha (Bệnh viện Việt Nhật)

Địa chỉ: Số 28, lô 6 – KĐT Trung Yên

Điện thoại: 0985 999 666

Trung tâm Y khoa Vietlife

Địa chỉ: số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 37877755 Bác sỹ Cường

Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Điện thoại: 1900 55 88 96

Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng Hà Nội

Điện thoại: 0243 9743 556

Tại TP HCM

Phòng khám BS Kiều Dung

Địa chỉ: Số 221 Nguyễn Thiện Thuật, P.1, Q.3

Điện thoại: 0838 3046 85

Phòng khám Minh Khai (Do các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ phụ trách)

Địa chỉ: Số 414A Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 hoặc 150/29 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q.1

Điện thoại: 0839 292 508

Phòng khám sản phụ khoa siêu âm BS Ngô Thị Trinh

Địa chỉ: BS chuyên khoa 2 – BV Từ Dũ 39/28/12 Dạ Nam, Phường 2, Quận 8, TPHCM

Điện thoại: 08.3851 7998

Phòng khám BS Lưu Thế Duyên

Địa chỉ: F1 Khu phố chợ, Hoàng Hoa Thám, P.13, Q. Tân Bình.

Điện thoại: 0838 100 799

Phòng khám BS Lưu Thiềm

Địa chỉ: ngay trong khu trường Cao Đẳng Hải Quan, đường Nguyễn Kiệm, gần Công viên Gia Định

Điện thoại: 08.38457783

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong quá trình mang thai nhé!

Có thể bạn muốn biết: Có thai bao lâu thì siêu âm được

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.