Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Khi nào trẻ dưới 6 tuổi bị tiêu chảy cần tới khám bác sĩ?

0

Cập nhật vào 17/01

Bệnh tiêu chảy cấp xảy ra phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên với các bé dưới 6 tuổi, mức độ bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và cho con đi khám. Thế nên, nếu như bé yêu nhà bạn có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần khẩn trương cho bé đi khám bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy khá dễ dàng nhận biết, các triệu chứng có thể đến liên tục và rõ nhất từ 48 – 72 giờ đầu của bệnh. Bệnh có thể kéo dài trong thời gian ngắn (bệnh cấp tính) trong khoảng 7 ngày. Thế nhưng, để cha mẹ có thể kịp thời phát hiện bé bị tiêu chảy cấp và điều trị cho con lại là một thử thách không hề dễ dàng.

Dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy cấp

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường dưới 1 tuổi sẽ có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể từ 3 – 10 lần một ngày. Biểu hiện phân của trẻ thường là dạng lỏng, sền sệt, có màu vàng, xanh hoặc nâu. Với các trẻ từ 1 – 6 tuổi, số lần đi tiêu của bé giảm đi chỉ còn 1 – 2 lần một ngày, phân cứng, thành hình, màu vàng hoặc nâu.

Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 3 – 10 lần/ngày
Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 3 – 10 lần/ngày

Tuy nhiên, với những trẻ bị tiêu chảy cấp, vì là một tình trạng bệnh lý, thế nên chất thải của bé sẽ có sự thay đổi so với bình thường như lỏng hơn rất nhiều, có nhiều nước, có mùi chua, hôi tanh, dính chất nhầy, thậm chí có máu.
Không chỉ vậy, số lần đi tiêu của bé bị tiêu chảy cấp sẽ nhiều bất thường, có khi gấp đôi số lượng đi bình thường của bé. Bé dưới 1 năm tuổi có thể đi từ hơn 15 lần một ngày, với các bé trên 1 tuổi có thể đi 6 – 7 lần/ngày, các bé 6 tuổi có thể 4 – 5 lần/ngày thì cha mẹ nên chú ý vì có thể bé đã bị tiêu chảy cấp.

Trẻ bị tiêu chảy có thể buồn nôn hoặc nôn trớ
Trẻ bị tiêu chảy có thể buồn nôn hoặc nôn trớ

Ngoài các biểu hiện trên, bé sẽ còn có các dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu, bị đau vùng bụng, có thể buồn nôn hoặc nôn ói, các bé sẽ thường xuyên quấy khóc, uống nước nhiều hơn bình thường,… Mẹ tham khảo: Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần biết

Khi nào trẻ bị tiêu chảy cấp cần đi khám bác sĩ ngay

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra biểu hiện của con khi con bị tiêu chảy cấp, tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn còn chủ quan khi cho rằng tiêu chảy cấp là bệnh lý nhẹ và có thể chữa trị ở nhà. Chỉ với sự lơ là và thiếu hiểu biết của cha mẹ có thể khiến bệnh tình của con trở nặng, cơ thể mất nước nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với các dấu hiệu sau, cha mẹ nên khẩn trương cho con tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị kịp thời nhằm chữa dứt điểm bệnh tiêu chảy cấp, hạn chế sự mất nước và chất điện giải trong cơ thể bé. Cha mẹ cũng chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh cho con khi có được sự chỉ định của bác sĩ, không tự dùng để tránh tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy và sốt cao cần được đưa đi bệnh viện khám
Trẻ bị tiêu chảy và sốt cao cần được đưa đi bệnh viện khám

+ Trẻ bị nôn ói nhiều, liên tục, ra mật dịch nôn xanh vàng,dù cho trẻ không ăn được mấy.

+Trẻ không chịu ăn uống khi vẫn bị còn tiêu chảy và nôn ói nhiều.

+ Nếu trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày, cơ thể dần bị mất nước.

+ Trẻ đau liên tục ở vùng bụng.

+ Chất thải phân của trẻ bị tiêu chảy có máu.

+ Cơ thể trẻ mệt mỏi, uể oải, quấy khóc liên tục, trẻ có thể ngủ nhiều, khó đánh thức.

+ Trẻ bị tiêu chảy không hết sau 7 ngày.

+ Trẻ bị tiêu chảy cấp kèm theo sốt cao.

+ Cơ thể bé bị mất nước và chất điện giải nghiêm trọng, chân tay tê lạnh, hơi thở dồn dập, mắt trũng và khô.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.