Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh an toàn

0

Cập nhật vào 08/06

Phụ nữ sau khi sinh thường mất rất nhiều sức và hao hụt rất nhiều chất. Việc chăm sóc phụ nữ sau sinh cực kỳ quan trọng để giúp chị em lấy lại ngoại hình và ổn định về mặt tâm lý, sức khỏe.

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của tất cả phụ nữ. Sau khi “vượt cạn” hầu hết chị em đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần được chăm sóc kịp thời, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để mau chóng phục hồi sức khỏe. Dưới đây à một số cách chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh an toàn, đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

(nguồn: marrybaby.vn)

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ sau sinh

Những thực phẩm phụ nữ sau sinh nên ăn

Trứng gà

Trứng gà có giá thành rẻ, dễ nấu và dễ biến tấu thành nhiều món khác nhau, trong khi thành phần dinh dưỡng lại dồi dào. Cụ thể, hàm lượng protein trong loại thực phẩm này rất cao, giúp bồi dưỡng sức khỏe mẹ. Ngoài ra, vết thương của sản phụ cũng chóng lành hơn nhờ chất dinh dưỡng trong trứng gà.

Cá chép

Đã từ lâu, cá chép được biết đến là loại thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân là do phần thịt cá này có chứa protid, kích thích tử cung co bóp. Khi đó, sợi cơ bị co ngắn, ép lên thành mạch để máu dư (máu đẻ) và dịch bị đẩy ra ngoài cơ thể. Do đó, hãy dùng cá chép nấu với rượu để trị chứng ứ máu tử cung sau sinh.

Không chỉ thế, loại cá này còn có tính bình, vị ngọt, lợi tiể và giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Ăn cá chép sẽ thúc đẩy quá trình tiết sữa của người mẹ. Do đó, phụ nữa sau sinh nên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn mỗi tuần.

Đu đủ xanh

Trong quá trình mang bầu, người mẹ nên tránh xa đu đủ xanh để tránh nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, sau khi sinh, loại quả này cần được bổ sung vào thực đơn nhờ lượng chất béo, protein, vitamin,… dồi dào.

Phụ nữ sau sinh nên ăn món móng giò hầm đu đủ xanh bổ dưỡng và ngon miệng. Món hầm này không chỉ giúp tăng cường quá trình tiết sữa mà còn hỗ trợ điệu trị chứng sữa loãng, rất cần thiết cho sản phụ nuôi con bằng sữa.

Thịt bò nạc

Thịt bò nạc có hàm lượng đạm và sắt cao, bổ sung năng lượng tốt cho người mẹ sau khi trải qua quá trình “vượt cạn” đầy gian nan. Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần bổ sung thêm vitamin B12 và các dưỡng chất khác cho sữa mẹ để nuôi con tốt hơn. Lúc này, thịt bò nạc là thực phẩm không thể bỏ qua.

Trái cây tươi

Trong những trái cây chín luôn có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ mới sinh. Những loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp đầy đủ carbohydrate, giúp bạn duy trì năng lượng.

Thực phẩm mà phụ nữ sau sinh cần tránh

Thực phẩm có nguy cơ làm mẹ mất sữa

  • Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa các loại kể trên.
  • Rau cần tây: Tuy đây chỉ là loại rau thơm thường được dùng để trang trí hoặc làm món ăn có hương vị hấp dẫn hơn nhưng nó lại có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.
  • Bắp cải: Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Bởi bắp cải thường được sử dụng để trị tắc sữa, làm giảm những cơn đau do ngực sưng tấy.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này của nhiều bà mẹ có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa.
  • Bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu…có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa.

Thực phẩm ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ

  • Các đồ ăn cay: Một số bà mẹ có thói quen ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ ăn ngon miệng khi đồ ăn được nêm nếm đủ vị. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
  • Đậu phộng: Một số gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng sẽ kiến bé sinh ra cũng dị ứng. Nếu mẹ ăn đậu phộng trong thời gian cho con bú, trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Rượu: Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường
  • Nước có gas và caffein: Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê, soda hoặc trà thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nếu mẹ nghiện café thì nên uống ngay sau khi cho bé bú và uống nhiều nước sau đó.

Có thể bạn sẽ quan tâm Bà bầu nên dùng son không

2. Tạo điều kiện để chị em ngủ đủ giấc sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần ngủ đủ giấc

Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh stress, trầm cảm sau sinh.

Sản phụ không nên cố ôm đồm tất cả mọi việc mà hãy chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là người chồng. Nên bố trí giường ngủ ở nơi thoáng khí và yên tĩnh và không nên dùng các loại thuốc ngủ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ… vì các thuốc này có thể tiết ra sữa ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Để dễ ngủ hơn, sản phụ có thể ăn hạt sen, củ sen hầm với thịt, uống trà tâm sen…

3. Vệ sinh cơ thể đúng cách và đúng thời gian

Phụ nữ sau sinh cần biết vệ sinh cơ thể đúng cách

Sau sinh, sản phụ sẽ thấy có nhiều sản dịch, lúc này sản phụ nên đóng bỉm to. Những ngày sau đó có thể dùng băng vệ sinh bình thường và nên thường xuyên thay rửa. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh, sản phụ cần báo ngay cho bác sĩ để tránh nguy cơ bị băng huyết. Nếu sinh xong, sản phụ thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì cũng nên lưu ý bởi nếu dịch không thoát ra được, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết.

Hãy vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.

Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 – 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Cũng từ 3 – 4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.

Không tắm gội cùng lúc, nên tắm tầm 9 – 10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước, tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.

4. Luôn giữ ấm cơ thể cho phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh, người mẹ và bé sơ sinh cần được giữ ấm thật tốt. Tuy nhiên, không nên sử dụng than để giữ ấm vì khí thải khi đốt than sẽ dễ gây ngộ độc cho cả mẹ và bé, nhất là khi ở trong buồng kín. Sử dụng than có thể làm bé bị bỏng do không thể điều chỉnh được nhiệt độ của than.

Sản phụ sau sinh không nên nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Cơ thể người phụ nữ sau sinh rất yếu, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường. Do đó, không nên hoạt động mạnh và cần chú ý giữ ấm hơn bình thường. Nhiệt độ lý tưởng cho cả mẹ và bé trong phòng ngủ là 25 độ.

Bạn nên tham khảo thêm Các vấn đề sau khi sinh mổ mà chị em nhất định phải biết

5. Tìm cách ứng phó với những khó chịu mà phụ nữ gặp phải sau sinh

(nguồn: vinmec.com)

Đau hậu sản, bàng quang, chảy máu… là những vấn đề thường gặp nhất sau khi sinh. Chúng khiến các mẹ khó chịu, đau nhức và mệt mỏi. Dưới đây là một số biện pháp xử trí giúp các mẹ giảm bớt những lo lắng này:

Đau quặn bụng

Mẹ có thể bị đau quặn ở bụng, nhất là những khi cho con bú, do tử cung có thắt để trở lại kích cỡ như trước khi có thai. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ đang trở lại trạng thái bình thường. Các cơn đau này có thể kéo dài nhiều ngày. Trong trường hợp co thắt mạnh, người nhà nên đưa phụ nữ đến bệnh viện để xửu lý kịp thời.

Đau tức vú

Khi mang thai ở 3 tháng cuối, thai phụ đã bắt đầu có sữa non. Sinh xong khoảng 2-3 ngày, thai phụ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Đừng vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú bình ngay, dẫn đến sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật. Bạn nên nhớ đây là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh từ 0- 6 tháng tuổi nên không được chủ quan.

Trong trường hợp thấy đau, tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, mát-xa nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của vú. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm vú giả để hỗ trợ.

Tiểu nhiều lần trong ngày

Đi tiểu nhiều hơn trong những ngày đầu là bình thường vì cơ thể thải đi nước dư tích lại trong khi có thai. Tiểu tiện lúc đầu có thể khó khăn vì đau, tuy nhiên mẹ nên cố đi tiểu sau sinh càng sớm càng tốt. Mẹ nên đứng dậy và đi lại cho để làm cho dòng tiểu mạnh hơn. Nếu có vài mũi khâu thì nên xối nước ấm khi đi tiểu để đỡ rát.

Thường xuyên bị táo bón

Đây là triệu chứng thường gặp nhất sau sinh. Biện pháp hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này là uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau. Một số cách khác như đi dạo, tập bài tập Kegel, tránh căng thẳng và sử dụng các chất làm mềm phân cũng giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, nhai kẹo cao su để kích thích phản xạ tiêu hóa cũng là một mẹo hay cho các mẹ.

Đau đớn ở vùng bị khâu

Các mũi khâu có thể đau khoảng 1-2 ngày, hầu hết sẽ tiêu đi trong vòng một tuần. Mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu vẫn tiếp tục đau trong nhiều tuần, hỏi ý kiến bác sĩ về việc có thể tăng liều lượng hoặc dùng thuốc khác mạnh hơn hay không. Mẹ không nên làm việc nặng, bê vác đồ đạc sau khi sinh.

Có thể làm dịu các cơn đau bằng cách chườm túi nước đá xung quanh vết mổ và nằm xuống để tránh lực ép lên các mũi khâu

Kết luận: Nói chung, việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh là điều cực kỳ quan trọng. Chủ quan hoặc không chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Hãy chia sẻ bài viết để nhiều người cùng đọc và biết được thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ sau sinh nhé.

Bài viết được chia sẻ bởi Dương Nhung, làm việc tại Nội thất Hòa Phát Pro – công ty chuyên cung cấp Tủ văn phòng Nội thất Hòa Phát. Nếu bạn có nhu cầu mua nội thất văn phòng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 0243 540 2270 hoặc 096 727 6668.

5/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.