Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bệnh động kinh có di truyền không, tỷ lệ di truyền bao nhiêu?

0

Cập nhật vào 15/04

Chào bác sĩ! Bạn gái em có người chị gái mắc bệnh động kinh lâu năm. Chúng em yêu nhau được 2 năm và chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Nhưng khi bố mẹ biết chuyện người nhà bạn gái bị bệnh động kinh, bố mẹ em ngăn cản em và cô ấy kết hôn vì sợ một ngày cô ấy sẽ phát bệnh giống chị mình. Bác sĩ cho em hỏi bệnh động kinh có di truyền không? Liệu bạn gái em có khả năng bị bệnh động kinh giống chị gái mình không và khi mắc bệnh động kinh thì có nên sinh con hay không ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Sức khỏe phụ nữ.

Động kinh là một loại bệnh khá phổ biến với tỷ trong dân chúng ở Việt Nam là 0,33%. Có những trường hợp tình trạng lên cơn co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến nguy hiểm như: tai biến trong quá trình mang thai cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần,… ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Vậy bệnh động kinh có di truyền không?

Câu trả lời là bệnh động kinh có di truyền. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh động kinh. Nguyên nhân thường gặp do di chứng chấn thương sọ não, di chứng do sang chấn sản khoa, di chứng sau nhiễm trùng thần kinh trung ương, di chứng tai biến mạch máu não (chiếm tỷ lệ từ 10 – 15%), do u não. Một nguyên nhân nữa do di truyền là trong nhóm thân nhân người bệnh tỷ lệ bị động kinh lên tới 0,92%.

Bạn gái của bạn có chị gái mắc bệnh động kinh, nhưng không rõ chị gái cô ấy bị động kinh do bẩm sinh di truyền hay do chấn thương? Nếu do bẩm sinh di truyền thì khả năng những người thân còn lại trong gia đình mắc và khả năng di truyền ở thế hệ sau là có như đã nói ở trên. Gia đình nào bố mẹ bị động kinh sẽ có nguy cơ phát triển bệnh động kinh cao hơn so với những người bình thường. Còn nếu trong gia đình không có ai bị động kinh ngoài chị gái của bạn ấy thì có thể an tâm là khả năng bạn gái bạn bị động kinh là rất thấp.

Tỷ lệ di truyền do bệnh động kinh là bao nhiêu?

Với người bình thường, nguy cơ mắc bệnh động kinh là gần 2%. Riêng với trẻ em, tỉ lệ di truyền sẽ tùy theo đối tượng mắc bệnh là cha hay mẹ, cụ thể như sau:

  • Cha mẹ đều bị động kinh: hơn 5%, riêng với dạng động kinh vô căn, tỷ lệ di truyền là 9 – 12%.
  • Chỉ có mẹ bị động kinh: Tỷ lệ gần 5%.
  • Chỉ có cha bị động kinh: Ty lệ 2 – 4%.

Xem chi tiết hơn về bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Mắc bệnh động kinh có nên sinh con không?

Ngày nay, các xét nghiệm di truyền học có thể giúp nhận biết được yếu tố nguy cơ của bệnh động kinh. Vì vậy, nếu ai đó mắc phải bệnh này, mọi người nên trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định mang thai, lên kế hoạch cẩn thận và theo dõi trong suốt thai kỳ để có thể sinh con khỏe mạnh, tránh nguy cơ di truyền cho con. Bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này, vì bệnh động kinh hiện nay có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời và điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, thuốc kháng động kinh (AED) thường là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong phác đồ điều trị bệnh. Có nhiều loại thuốc kháng động kinh, tùy thuộc vào thể bệnh, tuổi tác… của từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Nhìn chung, nếu sử dụng thuốc kiên trì, thường xuyên, liên tục sẽ có khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được các cơn co giật.

Khi sử dụng thuốc kháng động kinh người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: buồn ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, đau đầu, buồn nôn, rụng tóc, tăng cân, cảm thấy khó chịu trong người, rối loạn tiêu hóa… Chúng thường xuất hiện nhiều trong thời gian đầu sử dụng thuốc và có xu hướng giảm dần về sau. Nếu dùng thuốc bạn có biểu hiện phát ban thì cần thông báo ngay cho bác sĩ bởi đây có thể là triệu chứng của dị ứng thuốc.

Để làm giảm nguy cơ di truyền bệnh động kinh, bạn gái của bạn cần có một lối sống lành mạnh hơn như:

Bổ sung nhiều chất xơ: Việc bổ sung nhiều chất xơ trong rau, củ, quả sẽ giúp tình trạng bị đau đầu hay suy nhược cơ thể được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt với một số thực phẩm như: rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai lang, chuối, cà rốt, tảo biển,… giúp phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả.

Không nên sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe…. mặc dù không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh cũng như làm bệnh động kinh tái phát.

Uống nhiều nước (vừa đủ): Theo các nhà khoa học thì người bình thường nên uống từ 2-3 lít nước/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng co run chân tay, khí huyết lưu thông tốt phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh động kinh. Nhưng không nên uống 4-5 lít nước/ngày.

Hạn chế đồ ăn cay nóng: Việc hạn chế tối đa các thực phẩm, đồ ăn cay nóng này giúp hạn chế cũng như phòng ngừa bệnh động kinh. Các đồ ăn cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt, gừng, tỏi… và các thực phẩm có tính nóng như thịt chó, các đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ… không những làm người đang mắc bệnh động kinh trở nên trầm trọng hơn mà còn với những người bình thường hoặc đã chữa khỏi bệnh động kinh sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh nhanh.

Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thế: Vận động thể dục thể thao hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết phòng ngừa bệnh động kinh cũng như các bệnh về tim mạch và xương khớp, giảm tình trạng béo phì.

Chúc hai bạn sức khỏe và hạnh phúc!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.