Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

8 điều phụ nữ cần làm ngay khi biết mình có thai

0

Cập nhật vào 08/06

Loại bỏ thói quen xấu là điều mà tất cả mọi người nên thực hiện, đặc biệt là chị em phụ nữ vừa mang thai. Những thói quen mới dưới đây sẽ giúp nâng cao sức khỏe bà bầu, thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

Mang thai là niềm hạnh phúc vô bờ bến của hầu hết các chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu bạn cứ duy trì những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng điện thoại nhiều, lười vận động… thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi một chút nào. Vì sức khỏe bản thân, vì sức khỏe của con, chị em cần hình thành những thói quen mới.

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh là điều hết sức cần thiết đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chị em cần biết thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào nên tránh để không tổn hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho bà bầu

Thực phẩm nên ăn:

  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.
  • Súp lơ: Thực phẩm chứa lượng a-xit folic không nhỏ, đặc biệt tốt cho mẹ bầu.
  • Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô, cơ bắp của thai nhi cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu.
  • Các loại quả mọng: Đây là những loại trái có hàm lượng folic cao nhất trong tất cả các loại trái cây. Hơn nữa, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, vừa giúp hỗ trợ hấp thu sắt, vừa rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Trứng: Không chỉ là nguồn bổ sung protein dồi dào, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi.2. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày.

Thực phẩm nên tránh:

  • Pate: Pate có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
  • Gan: Gan động vật là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Dung nạp vitamin A vượt ngưỡng trong gia đoạn này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là gây dị tật cho thai nhi.
  • Trứng chưa nấu chín: Bạn nêln tạm ngừng ăn những món trứng ốp la, lòng đào ưa thích. Trong trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn salmonella nguy hiểm cho sự phát triển của phôi thai.
  • Rau ngót: Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứ chất Papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Sữa tươi chưa tiệt trùng: Tươi không có nghĩa là sạch! Trong các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và phôi thai.
  • Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua: Nếu có ý định ăn những món này thì bạn cần nấu chín chúng cẩn thận. Tất cả các loại thịt chế biến này đều làm từ nguyên liệu tươi sống và có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn không những làm hại lá kgan của mẹ mà còn khiến phôi thai đối diện với nguy cơ dị tật cao.

2. Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Nhiều bà bầu nhầm tưởng khi đang mang thai thì không được tập thể dục. Khái niệm đó là sai lầm. Bà bầu vẫn phải tập thể dục, nhưng không phải là chạy marathon hay gym nặng, hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ, đạp xe…

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Trên thực tế các bác sĩ luôn khuyên phụ nữ khi mang thai nên vận động hợp lý, điều này sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi hiệu quả hơn, giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng và luôn thoải mái.

Đặc biệt, các mẹ nếu thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hợp lý trong suốt thai kỳ sẽ giúp kích thích phát triển hệ hô hấp và giác quan cho thai nhi. Đồng thời, vận động cũng sẽ giúp mẹ khỏe mạnh, đến thời kỳ sinh nở thuận lợi hơn.

Ngoài ra, vận động cũng rất tốt cho cơ bắp, mẹ bầu sẽ không bị tăng cân quá nhiều, sau sinh dễ dàng lấy lại vóc dáng hơn.

3. Ngủ đủ giấc

Nếu đang duy trì thói quen thức khuya thì bạn cần thay đổi thói quen này ngay lập tức khi biết mình mang thai. Cuộc sống bận rộn và nhộn nhịp như ngày nay, nhiều bà bầu không thể dành thời gian để ngủ đủ 8 tiếng một ngày mà chỉ ngủ 5 đến 6 tiếng hoặc thậm chí là ít hơn, khiến sức khỏe của bản thân lẫn thai nhi đều bị ảnh hưởng không tốt.

Phụ nữ mang thai nên ngủ đủ giấc

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc những biến chứng trong quá trình sinh nở, khiến thời gian chuyển dạ kéo dài, từ đó làm bà bầu phải chịu nhiều đau đớn hơn khi sinh con. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, các mẹ cũng cần quan tâm đến giấc ngủ của mình nhé!

4. Luôn giữ tinh thần thoải mái

Khi mang thai, bà bầu thường có xu hướng sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Bà bầu hãy lưu ý nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để tránh tình trạng căng thăng quá mức dẫn đến trầm cảm, sẽ không tốt cho bà bầu lẫn đứa trẻ.

Phụ nữ mang thai nên giữ tinh thần thoải mái

Chị em có thể áp dụng một số biện pháp để thư giãn như nghe nhạc hoặc đọc sách:

  • Nghe nhạc: Những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương giúp khôn chỉ giúp bà bầu cảm thấy bình an, thải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt về trí não. Theo nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc sớm từ trong bụng mẹ khi sinh ra sẽ thông minh hơn hẳn.
  • Đọc sách: Tùy vào sở thích mà bà bầu có thể chọn đọc những cuốn sách mà mình yêu thích. Ngoài việc nâng cao kiến thức, trình độ đọc sách còn giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái, loại bỏ nhanh chóng các áp lực thường ngày…

5. Tìm hiểu về thai nhi và khám sức khỏe định kỳ

Mang thai là quá trình hết sức nhạy cảm và đặc biệt. Vì vậy, mẹ bầu, đặc biệt là những người mang thai lần đầu nên dành thời gian tim hiểu các thông tin về thai nhi để hiểu rõ và có cách ứng xử thích hợp khi có tình huống đặc biệt phát sinh. Mẹ có thể tham khảo trên internet hoặc các bác sĩ.

Đọc sách giúp con phát triển về trí tuệ nhiều hơn

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến các bệnh viện để được khám và kiểm tra tiến trình phát triển của thai nhi, nghe lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, những vắc xin phải tiêm…

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bà bầu sẽ nhận được lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm những loại vắc xin phù hợp để hạn chế bị ốm, lây nhiễm bệnh khi con vẫn đang còn trong bụng mẹ.

Để có thể thoải mái khi ngồi làm việc, mẹ bầu nên lựa chọn các mẫu ghế văn phòng Nội thất Hòa Phát cho góc làm việc của mình.

6. Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Mặc dù nghe có vẻ không liên quan mấy nhưng sự thật rằng sức khỏe của răng miệng cũng có sức ảnh hưởng đến sự an toàn của bà mẹ và thai nhi. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những phụ nữ bị nướu răng có nguy cơ sẽ sinh non nhiều hơn hoặc bé sinh ra bị nhẹ cân. Nếu trong thời kỳ mang thai mà bạn gặp phải những vấn đề về răng miệng thì 80% là con bạn cũng sẽ gặp vấn đề tương tự.

Đừng quên vệ sinh răng miệng nhé các bà bầu

Mẹ bầu cũng nên tham khảo thêm về các loại Mỹ phẩm cho bà bầu

7. Uống sữa trước khi đi ngủ

Việc uống sữa trước khi đi ngủ luôn được xem là thói quen tốt cho dù bạn có mang thai hay không. Vì thế khi mang thai, thì bạn cần phải uống một li sữa nóng trước khi đi ngủ. Uống một li sữa nóng trước khi ngủ có tác dụng ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân, sự co thắt cơ có liên quan đến dấu hiệu thiếu canxi.

Uống sữa trước khi đi ngủ

8. Tránh sử dụng điện thoại nhiều

(nguồn hellobacsi.com)

Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine, hiện nay có tới 3% trẻ em trong độ tuổi đi học bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), tỷ lệ này đã tăng lên 66% so với 10 năm trước. Dù chưa biết chắc nguyên nhân gây ra ADHD, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại trong thai kỳ và sự hiếu động ở trẻ sau sinh.

Bà bầu nên hạn chế dùng điện thoại

Nghiên cứu Đại học Yale ở chuột cho biết tác động của bức xạ điện thoại trong thời gian mang thai gây nên hội chứng tăng động giảm chú ý ở giai đoạn bào thai. ADHD là một rối loạn phát triển liên quan đến những tác động lên vùng não, có nhiệm vụ phát triển các neuron gây ra ADHD. Trẻ được chẩn đoán ADHD ảnh hưởng đến khả năng học tập và khó khăn trong giao tiếp với mọi người.

Điện thoại là thiết bị cực kỳ hữu ích trong cuộc sống, việc sử dụng điện thoại ở bà bầu hoàn toàn an toàn nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý sau để bà bầu bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi:

  • Chỉ nên sử dụng điện thoại trong những trường hợp cần thiết
  • Gửi tin nhắn hoặc sử dụng điện thoại cố định là một sự ưu tiên hàng đầu với mẹ bầu
  • Không nên gọi điện thoại quá lâu
  • Chỉ sử dụng khi điện thoại có tín hiệu mạnh
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tai nghe… để giảm tỉ lệ SAR ở gần đầu hoặc cơ thể.
  • Tránh để điện thoại trước ngực gây ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ nội tiết trong cơ thể.
  • Để điện thoại xa đầu khi ngủ nhằm tránh các tia bức xạ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
  • Không sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ và tăng các nguy cơ cháy nổ.

Thay đổi thói quen là điều không hề dễ dàng đối với bất cứ ai. Tuy nhiên vì sức khỏe của bản thân, đặc biệt là “thiên thần” trong bụng thì chị em cần thay đổi cái xấu, tiếp nhận thói quen mới càng sớm càng tốt. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo thêm Các vấn đề cần lưu ý sau khi sinh mổ

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.